- Khối các chương trình xử lý tổ hợp (Complex)
b. Hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp
3.3.2. Thử nghiệm phương pháp Khoảng cách – Tần suất – Nhận dạng
- Cơ sở lý thuyết và cách tính tốn của phương pháp khoảng cách - tần suất – nhận dạng đã được trình bày trong mục 2.2.2.2
- Tiến hành phân tích thử nghiệm như sau:
+ Đối tượng thử nghiệm được chọn gồm 5 đối tượng tương đồng so với mẫu chuẩn (từ 1 đến 5 hình 3.2) và 2 đối tượng ĐN01 và ĐN02 không tương đồng so với mẫu (hình 3.2). Về đặc điểm của các tính chất này đã được trình bày trong mục 3.1.2
+ Số liệu của các đối tượng thử nghiệm được trình bày ở phụ lục 2.2 đến 2.8.
+ Với 6 tính chất đã lựa chọn là các tính chất đặc trưng cho đối tượng mẫu chuẩn theo phương pháp khoảng cách - tần suất - khái quát là: Tg/Từ, Tg, U/K, Th/F, Từ/F và K/F. Áp dụng với các đối tượng thử nghiệm, dùng khoảng giá trị đặc trưng mỗi tính chất của đối tượng mẫu chuẩn, tiến hành chuyển số liệu của các đối tượng thử nghiệm thành các ma trận thơng tin. Kết quả thực hiện được trình bày ở phụ lục 3.1 đến 3.7.
+ Thực hiện tính chỉ số đồng dạng P*m đối với 7 đối tượng đã chuyển thành ma trận thông tin theo phương pháp Khoảng cách - Tần suất – Nhận dạng (sử dụng công thức 2.3). Kết quả thực hiện được trình bày trong bảng 3.10
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chỉ số đồng dạng của 7 đối tượng theo phương pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng
Đối tượng 1 Đối tương 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Đối tượng 5 ĐN01 ĐN02 P*m = 62.07% 44.98 % 29.27 % 50.31 % 54.86 % 15.7 % 0.1 %
Nhận xét : Từ kết quả nhận dạng cho thấy, các đối tượng tương đồng với mẫu chuẩn
(từ đối tượng 1 đến 5) cho kết quả về mức độ tương đồng cao trừ đối tượng 3. Cịn các đối tượng đối nghịch là khơng tương đồng. Những kết quả này là phủ hợp với điều kiện ban đầu đặt ra. Riêng đối tượng 3 do các tính chất được sử dụng ở đây là khơng phải đặc trưng của mẫu chuẩn mà là tính chất phân biệt tốt các đối tượng mẫu chuẩn và ĐN01 nên kết quả mức độ tương đồng của nó với đối tượng mẫu là hơi thấp nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu các phương pháp đánh giá, lựa chọn thông tin và một số phương pháp nhận dạng trong xử lý tổ hợp số liệu vật lý, tiến hành xử lí-phân tích trên các tài liệu thực tế luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra và rút ra một số nhận xét, kết luận như sau:
- Đánh giá, lựa chọn thơng tin đóng vai trị rất quan trọng trong xử lí số liệu, góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của các kết quả phân tích, giải thích tài liệu địa vật lý. Luận văn đã tìm hiểu 5 phương pháp đánh giá chất lượng thơng tin khác nhau và tìm hiểu khả năng ứng dụng của chúng với các dạng tài liệu địa vật lý.
- Kết quả thử nghiệm phương pháp Phân tích - Tần suất, phương pháp Phân tích - khoảng cách - Khái quát và phương pháp trọng số đối với tài liệu phổ gamma hàng khơng và tài liệu từ hàng khơng góp phần làm rõ ý nghĩa và khả năng áp dụng thực tế của các phương pháp đánh giá lựa chọn thơng tin trong xử lí-phân tích số liệu địa vật lý.
- Các kết quả phân tích theo 2 phương pháp nhận dạng mới (phương pháp Tần suất – Nhận dạng và phương pháp Khoảng cách – Tần suất – Nhận dạng) là phù hợp với thực tế, có thể đưa vào áp dụng trong công tác xử lý – phân tích tài liệu địa vật lý hiện nay.
Sau quá trình thực hiện luận văn này, học viên đã có được các tìm hiểu sâu về các phương pháp đánh giá lựa chọn thông tin và khả năng ứng dụng của chúng đối với tài liệu địa vật lý nói riêng và các loại tổ hợp tài liệu khác.