Hệ thống nhắc nhở “trực tuyến”

Một phần của tài liệu 5544 (Trang 62 - 64)

Chúng ta có hẳn một danh sách các công việc cần làm. Như chúng ta biết, danh sách này chủ yếu là những dự định về công việc. Nhưng trên thực tế, các cơng việc có thể thay đổi. Chúng ta thấy rằng, các cơng việc có thể bị hỗn lại hay trơi tuột khỏi trí nhớ khi chúng ta q bận bịu với những cơng việc khác.

Chính vì vậy, vào cuối ngày, dù chúng ta có ơn lại lịch trình cơng việc hay tập tin lưu trong đầu thì chúng ta vẫn không tránh khỏi một chút thất vọng.

Chúng ta đảm bảo mình đã cho đĩa phim vào trong túi xách. Vấn đề là chúng ta quên dừng lại ở cửa hàng DVD khi đi ngang qua đó.

Trong thế giới vi tính có một phần mềm dùng để sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Trong hầu hết các phần mềm xử lí văn bản, văn bản sẽ tự động lưu ngay cả khi bạn không thực hiện thao tác lưu thường xuyên. Trên máy bay, người ta cũng cài đặt phần mềm cảnh báo phi công về các diễn biến bất thường. Phần mềm này sẽ cảnh báo khi máy bay đang ở góc độ nguy hiểm, nhiên liệu sắp cạn kiệt; bộ phận hạ cánh chưa mở dù,…

Vậy còn chúng ta? Chúng ta thật sự là một loại máy móc tiên tiến. Vấn đề là con người chỉ có duy nhất một “đĩa cứng”. Ý của tơi là con người chỉ có một cái đầu với một hệ thống ghi nhớ. Chúng ta không thể mở ổ “A” hay ổ “B”. Chúng ta cũng khơng thể đặt nó trong ổ cứng và xử lí vấn đề thơng qua các phần mềm bên ngoài. Trách nhiệm lập trình thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể nhớ nếu chúng ta quả quyết mình thật sự muốn nhớ… và lập trình nó để thực hiện “trực tuyến” các hoạt động nào đó.

Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Để có thể nhớ thực hiện một nhiệm vụ hay cơng việc nào đó tại một thời điểm và tình huống cụ thể thì việc tạo ra

sự liên kết liên tưởng giữa địa điểm, tình huống và cơng việc là rất cần thiết. Giả sử bạn muốn trả cho Sharon 50 đô-la mà bạn đã vay của cô ấy. Sharon làm việc cùng bạn, văn phịng của cơ ấy ở tầng 4 còn văn phòng của bạn ở tầng 2. Nếu vậy, hãy hình dung ra hành trình bạn đến văn phịng vào buổi sáng. Tưởng tượng bạn đi bộ từ bãi gửi xe vào cổng tịa nhà. Bạn nhìn thấy cửa ra vào, mở cửa rồi đi đến cầu thang máy. Bạn nhấn nút “đi lên”. Trong thang máy, bạn hình dung bạn đang đi lên tầng 4 chứ không phải là tầng 2. Cứ hình dung ra hành trình này vài lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên – ngày mai, khi vào thang máy và chuẩn bị nhấn nút để đi lên tầng 2, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đôi chút dù sáng nào bạn cũng lên đó. Chính cảm giác lo lắng này giúp bạn nhận ra rằng hôm nay bạn phải lên tầng 4.

Trong trường hợp bạn gặp Sharon ở một nơi nào đó, hãy tưởng tượng ra cuộc gặp bất ngờ này. Đặc biệt, hãy nghĩ đến tình huống là vì bạn nợ tiền cơ ấy nên bạn khơng được phép bắt tay hay ôm hôn cô ấy (điều khiến cơ ấy thất vọng về bạn).

Hãy hình dung cơ ấy đang nhìn về phía bạn và mỉm cười, nhưng chỉ một khoảnh khắc trước khi bắt tay hay ôm hôn cô ấy, bạn lại khơng dám. Tình huống ngại ngùng này chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của bạn. Tất nhiên, trên thực tế khi gặp cô ấy bạn sẽ không xử sự như vậy. Tuy nhiên, cảm xúc kì lạ này sẽ nhắc nhở bạn cần phải trả tiền cho Sharon.

Giả sử bạn quyết định đến bưu điện vào giờ nghỉ trưa. Nó nằm ngay bên phải cửa hàng ăn mà bạn thường đến. Hãy tưởng tượng lốp xe của bạn bị xì hơi, do cảnh sát làm vì họ muốn cảnh báo bạn đã không nộp tiền phạt. Khi bạn chuẩn bị lên xe để đi đến cửa hàng ăn thì bạn cảm thấy có vấn đề gì đó với chiếc xe của mình. Cảm giác này khiến bạn nhớ tới chiếc lốp xe xẹp lép, rồi từ chiếc lốp xe bạn lại nhớ đến phiếu nộp phạt.

Nói đến phiếu nộp phạt, một cảnh sát đã từng chặn một tên thuộc dân Hippi “thiên thần của địa ngục”, hắn đang lái chiếc xe Harley David với vận tốc vượt quá mức cho phép. Người cảnh sát ghi chép và đưa cho hắn một tờ phiếu nộp phạt vì q tốc độ.

“Tơi sẽ làm gì với tờ giấy này?”, tay lái xe mơ tô hỏi một cách láo xược. “À, đơn giản thôi”, người cảnh sát trả lời. “Chỉ cần kiếm đủ ba tờ giấy thế này, mày sẽ nhận được một chiếc xe đạp…”

Để nhớ gửi hoa tặng Monica, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:

Sau khi ôn lại các công việc phải làm đã được ghi trong trí nhớ, các tốt nhất là gọi điện cho người bán hoa. Hãy đưa cho họ địa chỉ của Monica (Cái gì cơ? Ngay lập tức sao? Công việc đầu tiên vào buổi sáng là thế sao? Khơng thể để đến một thời điểm khác “thích hợp” hơn à?). Phải, chúng ta đang nói đến phương án tốt nhất, nhưng nó lại thật khó nuốt. Vì thế chúng ta đến với phương án thứ hai tiện lợi hơn.

Bạn hãy tưởng tượng ra văn phịng của mình. Khi đến đó, bạn thấy có rất nhiều hoa phủ kín màn hình vi tính của bạn. Bạn cũng “nhìn thấy” những chiếc lá xanh đang mọc ra từ chiếc máy điện thoại của bạn.

Cuối cùng, khi bạn đến phòng làm việc, trong bạn nảy sinh một “cảm giác” kì lạ. Điều gì đó rất khác ở đây… a ha! Gửi hoa cho Monica!

Nếu bạn không muốn quên uống thuốc vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, bạn có thể để thuốc cạnh bàn chải đánh răng (giả sử một ngày bạn đánh răng hai lần, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ).

Có thể một số người sẽ nghĩ: “Khơng, nó chẳng có hiệu quả gì đâu”. Tơi đồng ý với bạn vì bất kì ai nghĩ rằng nó khơng có hiệu quả thì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.

Có một số người lại rất hào hứng hi vọng vào cách “lập trình nhắc nhở”, hay ít nhất thì cũng sẵn sàng làm thử. Với bạn, tơi xin hứa là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, tơi khơng cịn cách nào khác khi phải nói với bạn rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả với điều kiện bạn phải cố gắng.

Tôi cần nhắc lại rằng những hình ảnh tưởng tượng phải thật rõ nét. Việc gặp gỡ Sharon hay các lá cây trên điện thoại phải tạo nên một hình ảnh rõ ràng, sắc nét và khỏe khoắn. Nếu hình ảnh khơng được như vậy thì bạn sẽ khơng thể tạo ra mối ràng buộc giữa các sự việc. Sự liên kết liên tưởng cần thiết cũng không được thiết lập và chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ thực hiện các công việc đã đưa ra.

Một phần của tài liệu 5544 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)