“Quy luật bầy đàn” nói rằng: “Nếu mọi người cùng làm thế thì có nghĩa rằng đó là cách nên làm. Nếu mọi người cùng chọn một con đường nào đó thì có nghĩa rằng con đường đó là đúng đắn.
Nếu đang ở giữa sa mạc, đứng giữa những cồn cát khổng lồ bất tận, bạn thấy một con đường được tạo bởi vơ số dấu chân người – có thể bạn sẽ chọn đi theo lối đó.
Người đầu tiên băng qua cồn cát đó khơng hề biết con đường sẽ dẫn mình đi tới đâu. Có thể anh ta đã chọn phải con đường xa nhất. Nếu anh ta chọn một con đường ngược hướng hoàn toàn với con đường kia thì có thể anh ta đã đến đích sớm hơn. Có thể anh ta đã bị lạc giữa sa mạc. Người tiếp theo đến cùng một điểm xuất phát như vậy, khi nhìn thấy con đường có dấu chân kia sẽ tự nhủ: “Có thể người kia biết mình đang đi đâu, mà dù sao chắc chắn mình sẽ gặp anh ta ở cuối con đường.” Và thế là người thứ hai sẽ đi theo người thứ nhất.
Người kế tiếp cũng lại có thể làm điều tương tự. Khi ngày càng có nhiều người theo con đường đó thì nó càng được in đậm dấu chân người, và như vậy, chúng ta lại càng bị thuyết phục rằng con đường đó là lối đi đúng.
Chỉ khi đến cuối con đường, ta mới nhìn thấy xác chết khô của những người đã từng đi trên con đường đó và bị lạc ở tận cùng con đường nơi sa mạc mênh mông.
Nếu đa số người châu Âu thời Trung cổ cho rằng Trái đất phẳng thì chắc chắn là nó phẳng.
Nếu đa số bạn bè chúng ta n lặng học bài trong phịng hay trong thư viện thì chẳng phải đó chính là phương pháp học đúng?
Nếu bạn bè chúng ta học ôn năm ngày trước khi thi thì hẳn đó là khoảng thời gian cần để học (nếu khơng thì chúng ta đang bị tụt lại phía sau, và đó chính là ngun nhân gây hoang mang).
Nếu tất cả sinh viên đều có mặt trên lớp và hăm hở ghi chép mọi điều giảng viên nói thì hẳn đó phải là cách ghi nhớ bài giảng tốt nhất. “Lưu giữ” lại những điều được nói trong vở hẳn là cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi?
Câu trả lời của tơi cho tồn bộ những câu hỏi trên là không đúng.
Một môi trường học tập yên tĩnh chưa hẳn là cách học tốt nhất.
Chẳng cần phải ôn năm ngày cho một mơn thi chỉ vì “đây là cách ai cũng làm”.
Và thói quen “thanh minh” cho việc ghi chép tất cả những điều giảng viên nói trên lớp rằng hàng triệu sinh viên trên toàn thế giới này cũng làm như vậy mỗi ngày – là một sai lầm.
“Così fan tutti” – tạm dịch là “Họ đều làm thế” – Là thành ngữ phổ biến nhất thế giới.
Thói quen học tập của chúng ta được hình thành dựa trên cách ta được ni dạy và những điều ta thấy xung quanh. Ngay từ bé, ta đã được dạy rằng học bài vào sáng sớm sẽ rất hiệu quả. Ta được dạy rằng sự yên tính giúp tập trung. Ta được nhấn mạnh rằng cần phải tham gia tất cả các tiết học. Nhưng sự thật lại phức tạp hơn nhiều và phần lớn là mang tính cá nhân. Mỗi người chúng ta đều có sự khác biệt. Mỗi người lại có tính cách khác nhau, sở thích khác nhau, năng lực khác nhau và nhịp độ khác nhau.
Khi chúng ta thuộc về một “chuẩn mực” nào đó, một cộng đồng cụ thể, chúng ta là những “cá nhân” – có sự đa dạng và khác biệt so với những người khác.
Rất nhiều cơ sở giáo dục đã hiểu được điều đó, và ta có thể thấy các trường tiểu học và phổ thơng đã dần “thích nghi” với tốc độ học và lĩnh vực yêu thích của học sinh. Thực tế ở phần lớn các trường phổ thông, học sinh được phép chọn mơn học u thích. Ai u thích động vật có thể học thêm nhiều hơn mơn sinh học. Ai thích đọc sách lại có thể tập trung vào các môn như sáng tác văn hay lịch sử. Cịn những người thích tháo các bộ phận của hệ thống giải trí trong nhà sẽ thấy mình có khả năng trong các mơn về cơ khí.
Nhưng lại đáng buồn thay, ở nhiều ngôi trường, học sinh lại không được chọn tốc độ học phù hợp cho mình. Phần lớn các trường khơng cho học sinh cơ hội lựa chọn phương pháp học phù hợp và hiệu quả cho mình với tư cách là một cá nhân. Đó là điều đáng tiếc duy nhất.
Đây là điều hoàn toàn khác biệt khi ta tham gia một lớp học thêm hay một khóa học độc lập. Ở đó, chúng ta có tồn quyền lựa chọn cách học cho mình. Việc học lấy một nghề trong hệ thống trường đại học hay trường phổ thơng tư cũng tương tự. Chúng ta có thể đưa ra sự lựa chọn cho những lĩnh vực mà mình u thích. Khơng ai buộc ta phải học cả! Chúng ta được lựa chọn mơn học mà mình thật sự quan tâm (ít nhất là trong lúc này) xuất phát từ mong muốn của mình. Ta được phép lập thời gian biểu cho riêng mình và chọn tốc độ học cho phù hợp với bản thân. Chẳng ai bắt ta phải lấy được tấm bằng trong vịng ba năm. Ta có thể lấy nó trong bốn năm, năm năm hay mười năm, điều đó hồn tồn phụ thuộc vào chính chúng ta.
ta có vài lựa chọn. Chúng ta có thể lựa chọn một lớp học liên tục, học một tuần một buổi vào buổi tối, học gia sư hai lần một tuần vào buổi sáng,v.v… Chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn về thời gian, phương thức và địa điểm học. Nhưng với tất cả sự tự do, thoải mái như vậy, hầu hết các sinh viên ở bất cứ lớp học nào trên thế giới cũng đều có dấu hiệu bị căng thẳng. Tại sao vậy?!!
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc thì đây đúng là một hiện tượng kỳ thú. Sau tất cả, quyền lựa chọn là của chúng ta. Chúng ta đi học là bởi vì ta muốn thế. Chúng ta hào hứng với môn học. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc học cũng là một trải nghiệm tích cực. Như nói ở trên, khơng ai ép ta phải học cả. Ta có thể ngừng học bất cứ khi nào muốn. Chẳng có gì kinh khủng xảy ra nếu ta thi trượt. Ta có thể thi lại mơn đó nhiều lần. Thế nhưng, chúng ta vẫn bị căng thẳng!
Chúng ta tham gia một chương trình học với đầy nhiệt huyết, nhưng rồi dần dần ta lại tự cịng tay mình. Chúng ta trở thành tù nhân trong sự căng thẳng của chính mình.
Chúng ta bị căng thẳng phần lớn do môi trường xã hội và các cuộc thi cử định kỳ.
Ngay từ ngày đầu tiên của môn học, một cách ngấm ngầm hay công khai, ta cảm thấy như thể ta đang cạnh tranh. Các bạn cùng lớp gây căng thẳng cho ta mặc dù họ không hề cố ý. Điều này bắt nguồn từ ý niệm rằng hầu hết họ trong thật thông minh và giỏi giang. Sự căng thẳng tiếp diễn khi mà vở ghi chép của học có vẻ dày hơn của ta (nghĩa là: chắc chắn những điều “cực kỳ” quan trọng đã được ghi trong đó, những điều khơng có trong vở của ta).
Ta lo sợ khi bỏ lỡ một buổi học (đó hẳn phải là buổi học quan trọng nhất trong học kỳ). Ta hoang mang khi ai cũng có thể hiểu lời thầy, cịn ta thì khơng theo kịp. Và ta thật sự phát điên lên khi vào kỳ thi cuối kỳ. Ta thấy tất cả mọi người xung quanh đều đang học bền bỉ với một “hiệu quả không tưởng, sử dụng thời gian một cách tối ưu”. Khơng chỉ có vậy, khi ta hỏi một người bạn xem anh ta có hiểu “bài báo của Kaufman” khơng thì anh ta lại nhẫn tâm trả lời rằng: “À cái đó dễ ý mà. Nhưng mình lại có một vài vướng mắc với cuốn sách của Johansson…”
Ta hét lên vì sốc: “Cái gì? Johansson á? Chúng ta phải đọc sách của Johansson à?! Ơi khơng, mình vẫn chưa đọc sách của Johansson… Thế mình phải đọc tồn bộ cuốn sách đó à?”
Bạn nghe có quen khơng?
Như chúng ta đã nói lúc trước: “Così fan tutti” – “Họ đều làm thế”. Đó là thứ gây căng thẳng cực độ cho chúng ta.
Các bạn thân mến – hãy xét trong tổng thể! Đừng bắt chước những sinh viên quanh bạn và phương pháp học của họ.
Họ chẳng thành công hơn bạn đâu.
Phương pháp học được cho là “đúng đắn” mà họ áp dụng chẳng thích đáng chút nào!
Nhưng nghịch lý là những căng thẳng họ gây ra cho bạn lại chẳng là gì khi so sánh với áp lực mà bạn gây cho họ.
Sau khi bạn đọc xong chương này, thật sự họ sẽ có vài lý do chính đáng để bị căng thẳng vì bạn.
Sau đây là một vài ngạc nhiên về “Con đường tơ lụa” để học một cách hiệu quả.