I. QUYỀN LỢI THEO LUẬT QUY ĐỊNH
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH
TẾ VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH
Năm 2022, diễn biến dịch COVID-19 vẫn cịn khó dự đốn trước sự xuất hiện của các biến chủng mới như Omicron, Omicron “tàng hình”. Do đã bao phủ việc tiêm vacxin cho người dân, hầu hết các nước mở cửa trở lại, dần khai thông những nút thắt trong chuỗi cung ứng, tiêu dùng; thay đổi các biện pháp phịng chống dịch theo hướng thích ứng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới sống chung với dịch thay vì chính sách Zero- COVID như trước đây. Nhiều quốc gia sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách nhằm hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng trở lại nền kinh tế vốn bị tổn thất nặng nề do tác động của việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng lạc quan, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu được nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới như LHQ, WB, IMF nhận định khá thận trọng ở giá trị dự kiến từ 4-5% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và đến năm 2023 sẽ chỉ còn 3,0-4,0%; trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp cùng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển; đặc biệt là cuộc chiến tranh giữa Nga - Ucraina….đang tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế và tài chính tồn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn cung ứng, gây lạm phát tăng cao. Nhìn chung, kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục đà phục hồi trong sự phân hoá cao với lợi thế thuộc về các nền kinh tế phát triển có các biện pháp hỗ trợ chính sách mạnh mẽ.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 được kỳ vọng hưởng lợi từ sự phục hồi của kinh tế thế giới, đặc biệt khi các chính sách hỗ trợ đi đúng hướng với dự báo mức tăng trưởng GDP lạc quan từ 6,8-7,2% (chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,0-6,5%) nhờ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong chương trình tiêm chủng vacxin, chiến lược thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.
Tuy nhiên, dự báo nguồn cung, mặt bằng giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường vẫn cịn biến động lớn về giá cả và chuỗi cung ứng do vấn đề lạm phát, đặc biệt là giá cả nhiên liệu, kim loại, sự bất ổn của thị trường tài chính, tiền tệ, các xung đột, tranh chấp địa chính trị, thương mại trong khu vực và thế giới.
Năm 2022, loại trừ các yếu tố rủi ro khó lường của tình hình vĩ mơ, dự báo các ngành hàng kinh doanh chính của Điện Quang có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2021 nhờ tình hình kinh tế xã hội hồi phục và phát triển, các chính sách phịng chống dịch và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội phù hợp và kịp thời của Chính phủ đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, các chương trình thúc đẩy đầu tư cơng và đầu tư FDI, phát triển công nghiệp hỗ trợ - phụ trợ, khuyến khích ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bệnh viện, trường học, các đô thị và thành phố thông minh, ưu tiên việc sản xuất và sử dụng các năng lượng tái tạo, khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thơng minh, an tồn, tiết kiệm và thân thiện môi trường.
Nhu cầu và hành vi, phương thức mua hàng của người tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi sâu sắc và ngày càng rõ nét trong và sau dịch, quyết định xu thế tiêu dùng chi phối trong tương lai gần. Nhu cầu tiêu dùng hiện nay đang có sự chuyển dịch rõ nét sang các sản phẩm có các tiêu chí đa tính