1.2. Một số biểu hiện của BĐKH quan trắc được trong 150 năm qua
1.2.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu
1) Biến đổi của nhiệt độ
Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt (bảng 1.10). Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình tồn cầu là 0,24 0C, sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 0,29 0C (giữa năm 1976 và năm 1977), tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ cả thế kỷ là 0,75 0C, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11 đến nay.
Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,64 0C ± 0,13 0C, gấp đôi thế kỷ 20. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn.
danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ kể từ 1850, trong đó nóng nhất là năm 1998 và năm 2005. Riêng 5 năm 2001 – 2005 có nhiệt độ trung bình cao hơn 0,44 0C so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961 – 1990.
Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc cực gấp đơi mức tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu.
Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng 0,07 0C mỗi thập kỷ.
Bảng 1. 10: Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 (0C) Khu vtực 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000 Bắc Mỹ -0,2 -0,3 0,2 0,3 0,2 0,1 0,0 0,2 0,5 0,7 Nam Mỹ -0,1 -0,2 0,0 0,2 0,1 0,2 0,1 0,0 0,2 0,4 Châu Âu -0,2 -0,1 0,0 0,1 0,2 0,0 0,1 0,0 0,4 0,8 Châu Phi -0,1 0,0 0,1 0,1 0,0 0,0 0,0 0,3 0,5 0,7 Châu Á -0,2 0,0 0,0 0,1 0,1 0,1 0,0 0,3 0,7 0,9 Châu Úc 0,1 -0,1 0,0 0,0 -0,2 0,1 0,1 0,3 0,5 0,5 Toàn cầu -0,2 0,0 0,1 0,2 0,1 0,4 0,4 0,2 0,4 0,7 Lục địa -0,2 0,0 0,1 0,2 0,1 0,0 0,0 0,3 0,5 0,8 Đại dương -0,2 0,0 0,1 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,3 0,6
2) Biến đổi của lượng mưa
Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canađa nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây.
Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.
Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960–1980.
Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 – 2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO.
Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30 0N thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.
Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm.
3) Hạn hán và dịng chảy
Ở bán cầu Bắc, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên phần lớn vùng Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canađa và Alaska. Ở bán cầu Nam, hạn rõ rệt trong những năm từ 1974 đến 1998.
Ở miền Tây nước Mỹ, mặc dù lượng mưa có xu thế tăng lên trong nhiều thập kỷ gần đây nhưng hạn nặng xảy ra từ năm 1999 đến cuối năm 2004.
Dòng chảy của hầu hết sông trên thế giới đều có những biến đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các năm trong từng thập kỷ.
Dòng chảy tăng lên trên nhiều lưu vực sông thuộc Mỹ song lại giảm đi ở nhiều lưu vực sông thuộc Canađa trong 30 – 50 năm gần đây.
Trên lưu vực sơng Lena ở Xibiri cũng có sự gia tăng dịng chảy đồng thời với nhiệt độ tăng lên và lớp băng phủ giảm đi. Ở lưu vực Hồng Hà, dịng chảy giảm đi rõ rệt trong những năm cuối thế kỷ 20 do lượng nước tiêu thụ tăng lên, nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng lên trong khi lượng mưa khơng có xu thế tăng hay giảm.
Ở Châu Phi dịng chảy các sơng ở Niger, Senegal và Dambia đều sa sút đi.
4) Biến đổi của xốy thuận nhiệt đới (XTNĐ)
Trên phạm vi tồn cầu, biến đổi của XTNĐ chịu sự chi phối của nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ.
Ở Đại Tây Dương, từ thập kỷ 1970, có sự gia tăng về cường độ và cả thời gian tồn tại của các XTNĐ, liên quan tới sự tăng nhiệt độ nước biển ở vùng biển nhiệt đới. Ngay cả những nơi có
tần số giảm và thời gian tồn tại ít đi thì cường độ XTNĐ vẫn có xu thế tăng lên.
Xu thế tăng cường hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
5) Biến đổi nhiệt độ ở các vùng cực và băng quyển
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu.
Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết quả là lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2,1 – 3,3)% mỗi thập kỷ.
Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể. Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 30C so với năm 1982.