Nghị định thư Kyoto của UNFCCC

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 1 (Trang 116 - 123)

2.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu lâu dài của nghị định thư Kyoto (KP) là đạt được mục tiêu của Công ước nhằm ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm do con người gây ra đối với hệ thống khí hậu.

Mục tiêu cụ thể là chấp nhận một văn bản pháp lý, theo đó các nước cơng nghiệp hóa sẽ giảm các phát thải tổng hợp những KNK của mình ít nhất 5% so với mức năm 1990 vào thời kỳ 2008 -2012.

2.2.2. Các điều khoản

Điều 1: Các định nghĩa liên quan

Điều 3: Cam kết về hạn chế và giảm phát thải KNK Điều 4: Thỏa thuận về thực hiện cam kết

Điều 5: Trách nhiệm của các Bên về đánh giá phát thải KNK Điều 6: Chuyển giao và tiếp nhận lượng giảm phát thải Điều 7: Kiểm kê phát thải KNK

Điều 8: Đánh giá việc thực hiện các cam kết Điều 9: Hội nghị các Bên (1)

Điều 10: Hợp tác thực hiện cam kết Điều 11: Cơ chế tài chính

Điều 12: Cơ chế phát triển sạch Điều 13: Hội nghị các Bên (2) Điều 14: Ban Thư ký

Điều 15: Cơ quan bổ trợ khoa học kỹ thuật (SBSTA) và cơ quan bổ trợ thực hiện Cơng ước (SBI)

Điều 16: Sửa đổi q trình tư vấn đa phương Điều 17: Hướng dẫn mua bán phát thải

Điều 18: Xử lý trường hợp không tuân thủ các điều khoản Điều 19: Giải quyết tranh chấp

Điều 20: Đề xuất sửa đổi Nghị định thư

Điều 21: Đề xuất về phụ lục của Nghị định thư Điều 22: Bỏ phiếu

Điều 23: Lưu trữ

Điều 25: Hiệu lực của Nghị định thư Điều 26: Bảo lưu

Điều 27: Rút khỏi Nghị định thư

2.2.3. Cam kết chủ yếu

Điều 3 mục 1: Các Bên thuộc Phụ lục I, trên cơ sở riêng rẽ hoặc phù hợp sẽ bảo đảm rằng toàn bộ các phát thải KNK tương đương đioxit cacbon do con người gây ra đặc biệt là trong Phụ lục A khơng vượt q lượng đã định của mình, được tính theo các cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng đã ghi trong Phụ lục B và phù hợp với các khoản của Điều này, với mục đích giảm tổng lượng phát thải của các khí đó ít nhất 5 phần trăm dưới mức năm 1990 trong thời kỳ cam kết từ năm 2008 đến năm 2012.

Điều 3 mục 2: Vào năm 2005, mỗi Bên thuộc Phụ lục I phải có những tiến bộ rõ ràng trong việc đạt được những cam kết theo Nghị định Thư này.

Điều 3 mục 7: Trong thời kỳ cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng đầu tiên từ năm 2008 đến năm 2012, lượng chỉ định cho mỗi Bên thuộc Phụ lục I sẽ công bố số phần trăm quy cho Bên đó trong Phụ lục B về tổng lượng phát thải tích lũy tương đương đioxit cacbon do con người gây ra của các KNK liệt kê trong Phụ lục A năm 1990, hoặc năm hay thời kỳ cơ sở được xác định theo mục 5 trên, nhân với năm.

Điều 3 mục 9: Những cam kết cho các thời kỳ tiếp theo đối với các Bên thuộc Phụ lục I sẽ được thiếp lập trong các sửa đổi của Phụ lục B của Nghị định thư này sẽ được thông qua phù hợp với các điều khoản của điều 21, mục 7. Hội nghị các Bên tức là

cuộc họp các Bên Nghị định thư này sẽ bắt đầu xem xét các cam kết như vậy ít nhất 7 năm trước khi kết thúc thời kỳ cam kết đầu tiên đề cập tại mục 1 ở trên.

2.2.4. Cơ chế phát triển sạch

1) Khái niệm

Cơ chế phát triển sạch (CDM) được thực hiện thông qua các dự án giảm phát thải KNK tại các nước đang phát triển, gọi tắt là dự án CDM.

2) Mục tiêu

Giúp các Bên không thuộc Phụ lục I đạt được sự phát

-

triển bền vững, góp phần thực hiện Cơng ước.

Giúp các Bên thuộc Phụ lục I thực thi cam kết giảm và

-

hạn chế phát thải đã được ấn định.

Giúp đỡ tài chính cho các nước đang phát triển thích ứng

-

với BĐKH.

3) Các tiêu chí

CDM bảo đảm thực hiện các tiêu chí sau: Giảm phát thải KNK

-

Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã

-

hội và góp phần bảo vệ mơi trường.

Bảo đảm tính khả thi cao với cơng nghệ mới và tài chính

-

phù hợp.

Có kết quả thực, có thể đo đếm được và lâu dài.

-

Được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phê duyệt.

-

Được Ban chấp hành CDM phê duyệt và đăng ký.

Không sử dụng kinh phí theo danh nghĩa hỗ trợ phát

-

triển chính thức (ODA) để thực hiện dự án CDM.

4) Điều kiện thực hiện

Các Bên khơng thuộc Phụ lục I có đủ các điều kiện: Đã phê chuẩn KP.

-

Tham gia tự nguyện.

-

Có tổ chức quốc gia về CDM (DNA, Việt Nam gọi CNA).

-

Các Bên thuộc Phụ lục I phải có đủ các điều kiện sau: Đã phê chuẩn KP.

-

Phê chuẩn những sửa đổi KP (nếu có).

-

Đã trình báo cáo kiểm kê KNK và cung cấp các thông tin

-

2.2.5. Phụ lục B

Cam kết giảm hay hạn chế phát thải định lượng (phần trăm so với năm hoặc thời kỳ cơ sở của các nước)

Bên Phần trăm so với năm cơ sở

Úc 108 Áo 92 Bỉ 92 Bungari 92 Canađa 94 Croatia 95 Séc 92 Đan Mạch 92 Estonia 92 Cộng đồng Châu Âu 92 Phần Lan 92 Pháp 92 Đức 92 Hy Lạp 92 Hunggari 94 Aixơlen 110 Airơlen 92 Italia 92 Nhật Bản 94 Latvie 92 Lichtensten 92 Litumia 92 Lucxămbua 92 Monaco 92 Hà Lan 92

Bên Phần trăm so với năm cơ sở NiuDiLân 100 Na Uy 101 Ba Lan 94 Bồ Đào Nha 92 Rumani 92 Nga 100 Slovakia 92 Sovenia 92

Tây Ban Nha 92

Thụy Điển 92

Thụy Sĩ 92

Ucraia 100

Anh và Bắc Ailen 92

Hoa Kỳ 93

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 1 (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)