Những từ này như lưỡi dao đâm vào tai tôi.
— WILLIAM SHAKESPEARE
Trong cuốn Các trích dẫn quen thuộc của Bartlett (Bartlett’s Familiar Quotations), Winston Churchill được trích dẫn nhiều hơn bất kỳ tác giả nào trong thế kỷ 20.
John Kennedy từng nói: “Churchill đã huy động ngơn ngữ tiếng Anh và đưa nó vào cuộc chiến của ơng.” Lời nói của ơng đã rèn giũa quyết tâm của người Mỹ. Nhà sử học Arnold Toynbee từng viết về Churchill như sau: “Các bài phát biểu của ông được xướng lên giữa sự tồn tại và tiêu vong”. Các bài phát biểu trong thời chiến của ông có nhiều câu đáng nhớ, mà tơi gọi là nghệ thuật tạo vế đối.
Có một bí mật để học được nghệ thuật tạo vế đối. Tôi chắc các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Winston Churchill được cho là đã nghĩ ra một công thức rất dễ nhớ được viết tắt là C-R-E-A-M, nghĩa là Contrast (Đối lập) — Rhyme (Vần) — Echo (Lặp) — Alliteration (Lặp âm đầu) — Metaphor (Ẩn dụ).
Đối lập gây thu hút
Về Đối lập, hãy lưu ý trích dẫn của Churchill:
Nếu hiện tại than phiền với quá khứ, chắc chắn tương lai đã không tồn tại.
Một lần khác, Churchill sử dụng đối lập trong lời tuyên bố sau chiến thắng của Anh tại Tobruk, Ai Cập năm 1942.
Đây không phải là sự kết thúc, thậm chí khơng phải sự khởi đầu của kết thúc, mà có lẽ là sự kết thúc của khởi đầu.
Churchill cũng tạo ra một câu đáng nhớ như sau:
Chỉ có một câu trả lời duy nhất cho thất bại và đó là chiến thắng.
Nếu bạn muốn tạo ra vế đối cho riêng mình, hãy thử ghép đơi các từ trái nghĩa dưới đây. Đặt một từ vào vế đầu của câu và đặt từ đối lập của nó vào vế cịn lại.
CĨ MỘT BÍ MẬT ĐỂ HỌC ĐƯỢC NGHỆ THUẬT TẠO VẾ ĐỐI: C-R-E-A-M, NGHĨA LÀ CONTRAST (ĐỐI LẬP) - RHYME (VẦN) - ECHO (LẶP) - ALLITERATION (LẶP ÂM ĐẦU) - METAPHOR (ẨN DỤ).
Hiện tại – Quá khứ (hoặc Tương lai) Khởi đầu – Kết thúc Bóng tối – Ánh sáng Núi – Thung lũng Giàu – Nghèo Bạn bè – Kẻ thù Lợi lộc – Thua lỗ Hi vọng – Thất vọng Chiến thắng – Thất bại Ngày – Đêm Thắng – Bại Ánh sáng – Bóng tối Sự thật – Dối trá Gieo trồng – Thu hoạch Niềm vui – Bi kịch Tiết kiệm – Chi tiêu Cười – Khóc
Chiến tranh – Hịa bình
Hubert Humphrey quá cố, một trong số những nhà hùng biện giỏi nhất của Đảng Dân chủ thế kỷ trước cũng sử dụng kỹ thuật này. Trong một lần đại hội đảng tại Philadelphia năm 1948, bài phát biểu về quyền công dân đã khiến các đảng viên Đảng Dân chủ ở phía Nam bỏ về. Bài diễn thuyết dứt khốt của ơng có nghệ thuật tạo vế đối như sau:
Hãy rời khỏi bóng tối quyền lợi của các bang để hướng tới ánh sáng của quyền con người.
Abraham Lincoln cũng sử dụng những từ đối lập khi giải thích về lập trường chính trị của mình, để phản đối sự mở rộng của chế độ nơ lệ:
Vì tơi khơng phải là nô lệ, nên tôi cũng không phải là ông chủ.
Alexander Hamilton cũng kết hợp các từ trái nghĩa cho câu cách ngôn dưới đây khi soạn thảo bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của Washington:
Trong cuộc Cách mạng Mỹ, Benjamin Franklin từng tạo ra số lượng lớn các lời trích dẫn – các câu châm ngơn có sức thuyết phục mà ông sử dụng để làm sống động các trang viết về thời tiết và mùa màng trong cuốn Niên giám (Almanac) của mình. Ơng gọi chúng là “Những lời nói của Richard tội nghiệp.” (Richard Saunders là một biên tập viên hư cấu trong cuốn Niêm
giám của ông. Franklin chỉ sắp vai là một thợ in, vì ơng khơng muốn bị đổ lỗi
khi dự báo thời tiết khơng chính xác!) Sử dụng sự đối lập là kỹ thuật ưa thích của Franklin. Dưới đây là một số ví dụ về các câu ngạn ngữ của “Richard tội nghiệp” sử dụng đối lập:
Một nửa sự thật thường là một lời nói dối vĩ đại.
Khơng bao giờ có chiến tranh tích cực hay hịa bình tiêu cực. Nếu bạn muốn giữ bí mật với kẻ thù, đừng kể nó với bạn bè. Khơng bao giờ để việc hơm nay tới ngày mai.
Tạo ra một câu nổi bật với những từ đối lập rất dễ dàng. Ví dụ, tơi thường sử dụng câu dưới đây cho một vị CEO trong bản báo cáo hàng năm tại cuộc họp cổ đông:
Nếu những con số thống kê tăng trưởng tuyệt vời trong năm qua, 1987, là chỉ dẫn, thì chúng ta có hi vọng vơ hạn cho tương lai.”
Vần là thủ thuật chủ yếu
Kỹ thuật thứ hai mà Churchill đơi khi khai thác – vần – có lẽ là mẹo kể chuyện cổ xưa nhất. Homer, nhà thơ mù của Hy Lạp, chắc chắn rằng những người hát rong của thế hệ sau sẽ kể lại câu chuyện sử thi Iliad và Odyssey bằng những vần điệu ngân nga với phần hợp tấu của đàn Lia.
Trong bài phát biểu được coi là vĩ đại nhất của Churchill tại Fulton,
Missouri vào ngày 5/3/1946, hãy xem cách mà ông sắp đặt cụm “màn sắt” với âm điệu của hai vùng biển.
Từ Stettin tại biển Baltic tới Trieste tại biển Adriatic, một bức màn sắt được kéo xuống trên lục địa của châu Âu.
Điều đó cho thấy việc sử dụng vần điệu trong câu tinh tế hơn những vần điệu khô cứng viết cho trẻ em. Dưới đây là một lần khác Churchill sử dụng vần điệu:
Ra khỏi sự phức tạp dữ dội, sự đơn giản mãnh liệt xuất hiện.
Benjamin Franklin, qua lời nói của “Richard tội nghiệp”, thường sử dụng những vần điệu có nhịp lên xuống rõ ràng, ví dụ như:
Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ. Cố gắng nhỏ làm đổ những cây sồi lớn.
Hoặc có lẽ là câu châm ngơn được trích dẫn nhiều nhất:
Ngủ sớm, dậy sớm, giúp ta giàu sức khỏe, giàu của cải và khôn ngoan.
Franklin Roosevelt, khi bỏ phiếu phủ quyết một đạo luật của quốc hội, cũng dùng vần điệu khi tuyên bố:
Đây không phải là đạo luật hỗ trợ cho người nghèo mà là cho những kẻ tham lam.
Thời nay, Jesse Jackson có sự nghiệp của một nhà hoạt động về quyền cơng dân, đã thức tỉnh người nghe bằng những vần điệu sau:
Khơng có hi vọng cho những người dùng chất kích thích.
Ted Sorensen, người chuyên chuẩn bị các bài phát biểu cho Kennedy, từng kể rằng ông luôn để trên bàn làm việc, như Churchill từng làm, một cuốn từ điển về vần điệu (phiên bản bỏ túi mà bạn có thể mua với giá 5 đô la). Để giúp Kennedy trong bài phát biểu nhậm chức, Sorensen đã sử dụng vần điệu rất mềm mại như sau (một vần điệu mà âm tiết mạnh nằm ngay cạnh âm tiết cuối cùng):
Hãy để cả hai bên tìm hiểu xem điều gì kết hợp chúng ta thay vì nói lên những điều chia rẽ chúng ta.
Trong một dịp khác, Sorensen đã soạn thảo câu sau đây cho Kennedy:
Trong một thế giới của sự hủy diệt hàng loạt, các quốc gia phải tôn trọng quyền tự quyết.
Năm 1984, cựu Tổng thống Richard Nixon từng viết bằng vần điệu tinh tế như sau:
Niềm tin có thể lay chuyển núi non, nhưng niềm tin khơng có sức mạnh là vơ ích và sức mạnh khơng có niềm tin là vơ dụng.
Tiến sĩ Martin Luther King, nổi tiếng với các bài phát biểu đậm chất thơ, từng viết trong nhà tù Birmingham như sau:
Bất công ở bất cứ nơi đâu đều là mối đe dọa tới cơng lý ở bất cứ nơi nào.
Chín vần quan trọng
Các nhà thơ cũng như tác giả các bài diễn văn thường tìm đến chín loại vần điệu – AME, AIR, ITE, AKE, OW, AY, ATE, EEM, AIN – để làm nên các câu văn đầy nghệ thuật.
Dưới đây là chín vần cùng một số ví dụ:
1. AME: mục đích (aim), yêu cầu (claim), nổi tiếng (fame), tên (name), xấu hổ (shame), tương tự (same), trò chơi (game), ngọn lửa (flame).
Tơi từng nghe một giám đốc điều hành nói điều này với hội đồng quản trị của ơng:
Chúng ta khơng thể duy trì cơng ty như trước trừ khi chúng ta lấy lại được thị trường trước đây.
2. AIR: gấu (bear), chăm sóc (care), dám (dare), giá vé (fare), cơng bằng (fair), chia sẻ (share), nhận thức (aware), thề (swear), cắt giảm (pare), tuyên bố (declare), ở đâu (where), sợ hãi (scare), cầu nguyện (prayer), hãy cẩn thận (beware).
3. ITE: cắn (bite), trích dẫn (cite), chiến đấu (fight), hoảng sợ (fright), chiều cao (height), ánh sáng (light), ban đêm (night), phải (right), khá (quite), tầm nhìn (sight), viết (write), đốt cháy (ignite), tối nay (tonight).
Tại một cuộc họp hàng năm tôi từng tham dự, một giám đốc điều hành đã tuyên bố:
Nếu chúng ta muốn có hiệu quả – hãy thực hiện đúng đắn – cách thực tế và đúng đắn nhất chính là giữ các mục tiêu trong tầm nhìn.
4. AKE: đau (ache), nghỉ (break), giả mạo (fake), lợi ích (sake), lắc
(shake), đặt cược (stake), thực hiện (take), làm (make), thức dậy (awake), cam kết (undertake), sai lầm (mistake).
Tôi từng nghe một giám đốc nói rằng:
Đừng gây ra sai lầm, tất cả đều được đặt cược trong vụ làm ăn mới này.
5. OW: bột (dough), dòng chảy (flow), kẻ thù (foe), bừng sáng (glow), đi (go), lớn lên (grow), biết (know), thấp (low), chương trình (show), chậm (slow), ném (throw), trước đây (ago).
6. AY: ngày (day), cầu nguyện (pray), ở (stay), nói (say), cách (way), chơi (play), rời xa (away), lạc đường (stray), họ (they), dàn trận (array), phô bày (display).
nhà nước (state), đá phiến (slate), thẳng (straight), chờ đợi (wait), trọng lượng (weight), làm giảm bớt (abate), tặng (donate).
8. EEM: chùm (beem), kem (cream), giấc mơ (dream), tia sáng yếu ớt (gleam), hơi nước (steam), kế hoạch thực hiện (scheme), dường như (seem), suối (stream), nhóm (team), quý trọng (esteem), mua lại (redeem).
Giám đốc điều hành của một cơng ty dược phẩm nói chuyện với các nhà nghiên cứu về nghiên cứu của họ cho phương pháp chữa trị mới như sau:
Khơng có ước mơ vượt q tầm tay khi chúng ta có ở nơi đây, tại Bristol-Myers một đội ngũ tuyệt vời.
9. AIN: lợi ích (gain), đau đớn (pain), đồng bằng (plain), triều đại (reign), vết bẩn (stain), căng thẳng (strain), suy yếu (wane), tĩnh mạch (vein), đạt được (attain), giữ lại (retain), chiếm lại (regain), giải thích (explain), cịn lại (remain), duy trì (sustain).
Có lẽ bạn có thể chấp nhận câu này của Adlai Stevenson: Khơng có lợi ích nào khơng đi kèm đau đớn.
Hãy thử mày mò với bất kỳ âm nào trong chín vần trên, và bạn sẽ có chất giọng riêng của mình. Hãy nhớ rằng bạn chỉ cần một loại cho một cuộc nói chuyện. Hãy để nó xác định vấn đề hoặc củng cố giải pháp.
Hiệu ứng lặp
Đó là sự lặp lại của một từ hoặc một cụm từ. Câu nói được trích dẫn nhiều nhất của Kennedy là trong bài phát biểu nhậm chức:
Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn, mà bạn có thể làm gì cho đất nước mình.
Câu nói nổi tiếng nhất của Franklin Roosevelt cũng đến từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên của ơng, và nó cũng có hiệu ứng lặp:
Điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là bản thân nỗi sợ hãi.
Cách dùng từ kết thúc câu của Lincoln trong bài phát biểu Gettysburg cũng khai thác nguyên tắc “hiệu ứng lặp”:
… chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ trường tồn trên trái đất.
Hai trong số các tuyên bố được trích dẫn nhiều nhất của Tổng thống Reagan cũng sử dụng hiệu ứng này.
Chính phủ khơng phải là giải pháp cho vấn đề này; chính phủ chính là vấn đề. và
Chính phủ liên bang khơng tạo ra các tiểu bang; các tiểu bang tạo ra chính phủ liên bang.
Một số câu nói đáng nhớ nhất của Winston Churchill cũng sử dụng kỹ thuật này. Dưới đây là một vài trong số đó:
Nếu bạn phá hủy một thị trường tự do, bạn đang tạo ra một thị trường chợ đen. Người cuồng tín là người sẽ khơng thay đổi ý định và quan điểm của mình.
Chúng tơi tạo ra ngơi nhà của mình và sau đó ngơi nhà của chúng tôi tạo ra chúng tôi. Tất cả sự khôn ngoan không phải là mới.
Cuộc sống là cảm giác; cảm giác là cuộc sống.
Nếu có thể nhìn sâu hơn vào q khứ, chúng ta có thể nhìn xa hơn về tương lai.
Khi Pháp thất thủ, Churchill thể hiện sự thách thức của mình trong bài phát biểu Dunkirk, sử dụng câu nói nổi tiếng:
Chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển, sân bay, đường phố và các ngọn đồi. Chúng ta sẽ khơng bao giờ đầu hàng.
Richard Nixon đã viết một câu nói dí dỏm nổi tiếng trong cuốn sách cuối cùng của mình:
Ln luôn chuẩn bị để đàm phán, nhưng không bao giờ đàm phán khi không được chuẩn bị.
Trong bài phát biểu năm 1890 tại một hội nghị về phụ nữ ở San Francisco, Susan B. Anthony(1) đã cảnh báo khán giả của mình bằng một tun bố:
Phụ nữ khơng phải phụ thuộc vào sự bảo vệ của đàn ông, nhưng phải được dạy để tự bảo vệ chính mình.
Giám đốc điều hành cũng như các chính trị gia thường có các câu nói đáng nhớ nhờ sử dụng hiệu ứng lặp. Trong Thế chiến II, Henry Ford nói với nhân viên của mình tại Dearborn:
Ơng chủ khơng trả lương; ơng ta chỉ quản lý tiền; chính sản phẩm mới trả lương.
William F. Buckley Jr., nhà bình luận bảo thủ, cũng sử dụng kỹ thuật này để tạo ra câu cách ngôn sau:
Những rắc rối với chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội – những rắc rối với chủ nghĩa tư bản là nhà tư bản.
Khi hình thành giọng điệu của riêng mình, bạn có ba cách để tạo nên hiệu ứng lặp: