III. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên ta
22. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum
Khi có thiên tai xảy ra ở địa phương nào và tùy theo cấp độ rủi ro thiên tai, yêu cầu địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Phương án phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được phê duyệt. Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhân dân. Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Bảo vệ các khu vực, cơng trình trọng điểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố cơng trình và giúp đỡ các gia đình bị nạn…
PHẦN VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch này, xây dựng phương án Phòng, chống thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn cho sát với tình hình thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, địa bàn quản lý; lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành phải trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của địa phương, đơn vị mình nhằm thực hiện nhiệm vụ được phân cơng khi có thiên tai xảy ra.
3. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai cần phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu tại khu vực xung yếu, công trình trọng điểm, di dời dân đến nơi an tồn để tránh xảy ra thiệt hại về người và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thành phố tham gia đúng lúc sự điều động, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong cơng tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo quá trình xử lý các tình huống sự cố được kịp thời, nhanh chóng và an tồn cho nhân dân.
5. Hằng năm các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được phân công phụ trách, theo dõi từng địa bàn cụ thể, phối hợp với chính quyền chỉ đạo việc thực hiện phương án phòng chống thiên tai tại các địa phương.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các địa phương, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp.
Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả, bảo vệ an tồn cho người, tài sản của Nhà nước, nhân dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.