1. THIẾU TÌNH MẪU TỬ.
Xin đơn cử sau đây vài trường hợp điển hình về kinh nghiệm trong đời sống tâm linh của một tín đồ tu chơn ở Tòa Thánh Tây Ninh.
Là một thanh niên còn trẻ tuổi y đã sớm bước chân vào sinh hoạt Thượng Thừa Đại Đạo, trong quãng đầu đời theo tiếng gọi sâu thẳm của tâm linh mình thúc giục và may duyên được Chân Sư dìu dẫn trực tiếp. Sau khi tu tập khổ hạnh một thời gian, một ngày kia trong buổi công phu giờ Tý, Chơn-Thần y được đối diện trước quyền năng Thiêng Liêng của Chân Sư và như thường lệ Chân Sư dạy y…
“Con hãy dùng phép hồi quang phản chiếu, xem xét lại những gì con đã nghĩ và làm trong ngày hơm nay, có gì lầm lỗi chăng?”
Y ngồi yên một lúc và hồi tưởng……
Trong thời kỳ tu học nầy Chân Sư không dạy y điều gì khác hơn là phép xét mình…
– Bạch Thầy con đã làm trịn bổn phận con trong những cơng việc thường lệ ngày hơm nay, khơng có điều gì làm mất lịng ai cả.
Chân Sư hỏi tiếp:
– Còn bữa cơm trưa nay?
– Bạch Thầy mọi người đều vui vẻ.
– Con đã ăn món gì?
Y đáp một cách thản nhiên vì cũng chẳng nhớ mình đã ăn món gì.
– Bạch Thầy thì món gì vừa miệng con thì con ăn, có ai phiền hà gì đâu, con thấy mọi người đều vui vẻ.
Chân Sư ôn tồn giảng dạy bằng một giọng trầm trầm đầy quyền lực làm thức tỉnh Chơn-Thần y.
“Trong bữa ăn bà mẹ nếu thấy món nào bà cho là ngon miệng đối với bà, bà ăn ít hay là nhường lại cho con bà ăn. Tình thương của một bà mẹ phàm tục đối với con là như thế. Con chưa sống với tình mẫu tử ấy thì làm sao có được tình thương u đại đồng đối với chúng sanh. Con phải thương yêu chúng sanh như thương chính thân mình vậy”.
Chân Sư dừng lại khơng nói thêm một lời nào nữa, có một sức mạnh vơ hình truyền qua từng lời nói của
Chân Sư làm cho tâm thức y bừng tỉnh dậy. Bao nhiêu ý nghĩ trước đây tự thấy mình cũng thuộc loại khá về đạo đức ở thế gian đều tan biến hết. Y nhận thức được tính chất tầm thường trong tinh thần mình cũng như của bao nhiêu người trần tục khác dù y đang được Chân Sư dạy Đạo bằng huyền linh mặc khải.