THÀNH TỐ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO:

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Phat-Trien-Ky-Nang-Lanh-Dao-John-C.-Maxwell (Trang 29 - 31)

LÃNH ĐẠO:

TÍNH NHẤT QN *

Từ điển định nghĩa “tính nhất quán” là “tình trạng tồn vẹn và thống nhất”. Khi tơi đạt tính nhất qn, thì lời nói và hành động của tơi là một. Tơi là tôi dù cho tôi đang ở đâu, hay đứng cạnh ai.

Thật buồn là ngày nay, tính nhất qn đã trở thành thứ hàng hóa xa xỉ. Những tiêu chuẩn cá nhân đang bị phá vỡ trong một thế giới chỉ tập trung theo đuổi sự thỏa mãn cá nhân và tham vọng thành cơng nhanh chóng.

Trong đơn xin việc, có một câu hỏi: “Bạn đã bị bắt giam bao giờ chưa?”, người xin việc trả lời “Chưa” vào ô trống. Câu hỏi tiếp theo là: “Vì sao?”. Khơng nhận ra rằng mình khơng phải trả lời phần này, ứng viên “thành thực” và khá ngơ nghê này đã viết: “Tơi đốn vậy bởi vì tơi chưa bao giờ bị bắt”.

Trong một bộ phim hoạt hình của Jeff Danziger có cảnh một chủ tịch công ty thông báo với nhân viên: “Các bạn thân mến, thủ thuật kinh doanh trong năm nay của chúng ta là sự trung thực”. Một phó chủ tịch chen vào: “Tuyệt vời”. Một phó chủ tịch khác lại lẩm bẩm: “Nhưng quá mạo hiểm”.

Còn đây là một câu chuyện hài khác. Hai tù nhân trung niên nói chuyện với nhau. Một người quay sang người kia và nói: “Tơi nghĩ, việc chúng ta tham nhũng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội đấy chứ”. Dù ở Nhà Trắng, Lầu Năm góc, Đồi Capitol Hill, nhà thờ, đấu trường thể thao, học viện, thậm chí ngay cả trung tâm chăm sóc trẻ em cũng đều có các vụ bê bối xảy ra. Trong mọi trường hợp, sự mất tín nhiệm đều bắt nguồn từ việc thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của mỗi cá nhân trong các tổ chức, cơ quan này.

Một người có tính nhất qn nghĩa là người ấy khơng bao giờ sống hai mặt hay giả dối. Những ai có tính nhất qn là những người tồn vẹn. Với tính cách này, họ khơng có gì để che giấu hay sợ sệt. Cuộc sống của họ như những cuốn sách mở sẵn. Nhà văn, họa sỹ V. Gilbert Beers nói: “Người có tính nhất qn là người đã xây dựng cho mình một hệ thống những giá trị dựa trên những giá trị mà xã hội công nhận”. Hệ thống giá trị là một phần không thể tách khỏi bản thân chúng ta. Nó là hệ thống dẫn đường, thiết lập những ưu tiên trong cuộc sống của chúng ta và quy định chúng ta chấp nhận hay khơng chấp nhận điều gì.

Con người ai cũng có những mong muốn đầy mâu thuẫn. Tính nhất quán là yếu tố quyết định cái nào sẽ thắng thế. Có những tình huống trong cuộc sống hàng ngày buộc chúng ta phải quyết định giữa những gì chúng ta muốn làm và những gì nên làm. Tính nhất quán thiết lập nên các nguyên tắc nền tảng để giải quyết những mâu thuẫn này. Nó quyết định chúng ta là ai, chúng ta sẽ phản ứng như thế nào trước khi mâu thuẫn xuất hiện. Tính nhất quán thống nhất mọi lời nói, suy nghĩ và hành động của một con người, và khơng bao giờ cho phép có sự mâu thuẫn.

Tính nhất quán gắn kết các yếu tố tạo nên con người của chúng ta và nuôi dưỡng sự mãn nguyện trong chúng ta. Nó khơng cho phép lời nói chống lại trái tim. Tính nhất quán cho phép ta quyết định ta sẽ là ai bất chấp hoàn cảnh, những con người liên quan hay những nơi chúng ta trải qua thử thách.

Tính nhất quán không chỉ vạch ra ranh giới giữa hai mong muốn, mà còn là nhân tố cốt lõi phân biệt một người hạnh phúc và một người bị phân tán tư tưởng. Nó sẽ giải phóng chúng ta, biến chúng ta trở thành con người tồn vẹn bất chấp điều gì diễn ra.

Nhà triết học Socrates nhắc nhở chúng ta: “Muốn trở thành vĩ nhân, chìa khóa đầu tiên là chúng ta hãy thể hiện đúng con người của mình”. Hãy là một nhà soạn nhạc tấu lên những khúc nhạc hay, hài hịa giữa lời ca và điệu nhạc.

Nếu những gì tơi nói và những gì tơi làm giống nhau, tơi sẽ thu được kết quả tương xứng. Ví dụ:

Có đến 89% những gì chúng ta học được là từ thị giác, chỉ có 10% từ thính giác, và 1% từ các giác quan khác. Vậy nên nếu nhân viên càng nhìn thấy và nghe thấy lời nói và hành động của nhà lãnh đạo nhất quán với nhau, thì họ càng nhất quán và trung thành với nhà lãnh đạo đó. Họ hiểu những gì họ lắng nghe. Họ tin những gì họ thấy.

Đừng khích lệ nhân viên bằng các mánh khóe. Những gì mọi người cần khơng phải là một khẩu hiệu để nhìn, mà là một hình mẫu để noi theo.

KIỂM TRA SỰ TÍN NHIỆM

Càng được mọi người tin cậy, bạn càng có đặc quyền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Ngược lại, nếu càng làm mất lòng tin của mọi người, bạn cũng sẽ mất dần tầm ảnh hưởng đối với họ.

Nhiều nhà lãnh đạo đã tham gia các hội nghị của tôi hỏi tơi: “Anh có thể cho tơi những lời khuyên gì để thay đổi cơng ty của mình?” Tơi ln trả lời: “Mục tiêu của tơi là khiến q vị thay đổi. Nếu điều đó xảy ra, công ty của quý vị cũng sẽ được thay đổi”. Như tơi đã nói, mọi thành bại đều bắt nguồn từ lãnh đạo. Bí quyết để mọi thứ ln phát triển là tính nhất qn. Nhưng vì sao tính nhất quán lại quan trọng đến vậy? 1. TÍNH NHẤT QUÁN TẠO DỰNG SỰ TIN TƯỞNG

Tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight Eisenhower đã nói: “Một người muốn trở thành nhà lãnh đạo, phải có những người tình nguyện đi theo anh ta. Và để có những người đi theo thì phải có được sự tin tưởng của họ. Do đó, khơng thể chối bỏ vai trị của tính nhất qn đối với một nhà lãnh đạo xuất sắc. Nếu khơng có nó, khơng thể có thành cơng thật sự cho dù anh ta chỉ lãnh đạo một nhóm người, một đội bóng, một đội quân hay một tốp nhân viên trong văn phòng. Nếu những người cộng tác nhận thấy anh ta là một người giả dối, thiếu thẳng thắn, khơng chính trực, anh ta sẽ thất bại. Những điều nhà lãnh đạo nói và làm phải thống nhất với nhau. Do vậy, tính nhất quán và mục đích cao cả là tố chất quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo”.

Pieter Bruyn, một chuyên gia quản trị người Hà Lan, cho rằng: quyền hành không phải là quyền lực của ơng chủ áp đặt lên nhân viên của mình, mà là khả năng gây ảnh hưởng đến nhân viên, khiến họ nhận thức và chấp nhận quyền lực ấy. Ơng gọi nó là “sự mặc cả”(bargain) tức là nhân viên ngầm chấp nhận ông chủ

như một sự đền đáp cách lãnh đạo mà họ có thể chấp nhận. Lý thuyết của Bruyn cho ta thấy, một nhà quản lý phải xây dựng và nuôi dưỡng sự tin tưởng trong nhân viên của mình. Nhân viên phải tin rằng ơng chủ của họ sẽ cư xử chân thành với họ.

Những người chịu trách nhiệm lãnh đạo thường mong muốn xây dựng một tổ chức khiến mọi người có trách nhiệm tuân theo. Họ đòi hỏi một chức danh mới, một vị trí khác, một sơ đồ tổ chức và một chính sách mới để giảm thiểu số nhân viên không phục tùng. Nhưng họ không đủ uy quyền để tạo nên ảnh hưởng. Nguyên nhân là vì họ chỉ quan tâm đến bề nổi, trong khi vấn đề lại nằm ở bên trong. Họ thiếu đi uy quyền vì thiếu sự nhất quán.

Chỉ có 45% trong số 400 nhà quản lý tham gia cuộc khảo sát của Viện Carnegie-Mellon cho biết họ tin tưởng nhà lãnh đạo cao nhất của mình; 1/3 trong đó khơng tin cậy người quản lý trực tiếp.

Cavett Roberts, người sáng lập National Speakers Association (Hiệp hội Các nhà phát ngơn Quốc gia Hoa Kỳ), đã nói: “Nếu mọi người hiểu tơi, tơi sẽ thu hút được sự chú ý của họ. Nếu mọi người tin tưởng tơi, tơi sẽ có được sự cống hiến của họ”. Để có đủ uy quyền lãnh đạo, nhà lãnh đạo cần nhiều hơn một chức vị: đó là sự tin tưởng của những người đi theo anh ta.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Phat-Trien-Ky-Nang-Lanh-Dao-John-C.-Maxwell (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)