IV. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LĨNH VỰC
4.3. Chính sách và giải pháp ứng phó BĐKH lĩnh vực thủy sản
Đề án Tái cơ cấu ngành thuỷ sản17 với mục tiêu phát triển, xây dựng ngành thuỷ sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Luật Thủy sản 2017 (Luật số 18/2017/QH14) đã đặt dấu mốc cho những thay đổi: “Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, cơng trình và thiết bị”. Nhiều chính sách, chiến lược nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lĩnh vực thủy sản đã được triển khai như: Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm (Quyết định số 485/QĐ/TTg, năm 2008), quản lý nguồn tự nhiên (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg), Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa các lồi ni và áp dụng các giải pháp thích ứng BĐKH (Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/2/2012). Nhiều mơ hình, giải pháp cơng nghệ và thực hành ni trồng thủy, hải sản bền vững đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương như: nuôi trồng thủy sản đa tầng, mơ hình lúa cá (các tỉnh đồng bằng sông Hồng), lúa tôm (các tỉnh ven biển ĐBSCL), mơ hình ni trồng thủy sản sinh thái, thủy sản với rừng ngập mặn ven biển (Cà Mau) v.v. đã cung cấp các cơ sở thực tế cho định hướng chuyển đổi sản xuất theo hướng thân
17 Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".
thiện với mơi trường, bền vững và thích ứng với BĐKH của ngành.
Phát triển thủy sản bền vững ngày càng được áp dụng trong nuôi trồng cũng như chế biến thơng qua mơ hình thủy sản có chứng nhận, sản xuất theo quy trình GAP, tận dụng các phế phụ phẩm trong chế biến thủy sản để tạo ra các sản phẩm có giá trị như dầu cá, dầu sinh học.v.v Các mơ hình ni trồng thủy sản bền vững được người dân thử nghiệm và áp dụng rộng rãi tại các vùng ĐBSCL như nuôi tôm bể nổi (Bioblock) tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hịa Bình; Hợp tác xã Long Điền Đơng, huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu. Các chính sách liên quan đến hoạt động khai thác Thủy sản được tập trung vào vấn đề chuyển dịch theo hướng giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng dần loại tàu có cơng suất trên 90CV khai thác xa bờ. Kết quả áp dụng các chính sách liên quan đến khai thác thủy sản trong giai đoạn 2010-2018 là số tàu có công suất trên 90CV tăng từ 32.878 tàu năm 2017 lên 36.500 tàu năm 2018 (tăng 11%); trong đó có 12.000 tàu cá được quản lý thông qua giám sát hành trình hoạt động do được lắp đặt hệ thống thiết bị liên lạc trên tàu và trạm bờ, chiếm trên 39,2% tổng số tàu khai thác xa bờ (Bộ NN&PTNT, 2019). Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển đã được tổ chức lại theo mơ hình hợp tác đối với khai thác vùng biển khơi và mơ hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ; tổ chức sản xuất theo chuỗi và phát triển tổ chức sản xuất hợp tác, tổ đội liên kết các tàu khai thác thành các tổ, đội sản xuất bước đầu đã thu hút được đơng đảo ngư dân do có hiệu quả rõ rệt và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và an tồn người và tàu cá.
Tính đến tháng 11/2018, lĩnh vực thủy sản đã có trên 5.000 ha ni trồng đạt chứng nhận VietGAP/GlobalGAP; 100% cơ sở nuôi cá tra xuất khẩu được đánh mã số truy xuất nguồn gốc; 100% các tàu khai thác hải sản cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); 100% cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu áp dụng chứng nhận an toàn thực phẩm HACCP và các chứng nhận chất lượng, an tồn thực phẩm, mơi trường, trách nhiệm xã hội trong nước và quốc tế (Bộ NN&PTNT, 2018).
Việc đầu tư xây dựng các khu neo đậu phòng tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác thủy sản để giúp ngư dân và phương tiện của họ trú ẩn an tồn khi có thiên tai cũng có nhiều bất cập (khu neo đậu ở xa nơi ở của ngư dân, luồng lạch vào khu neo đậu bị bồi lắng các tàu thuyền lớn khơng thể vào neo đậu hoặc gặp khó khăn khi ra khơi đánh bắt v.v). Đầu tư các trang thiết bị thông tin liên lạc, thông báo kịp thời về tình hình thời tiết, ngư trường, phục vụ tìm kiếm cứu nạn cũng như đảm bảo sự tuân thủ việc không đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và khơng được quản lý (IUU) cịn rất hạn chế. Đầu tư xây dựng các cảng cá, chợ cá đầu mối nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng thủy sản sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm, giá bán, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển yêu cầu nguồn lực đầu tư lớn và hiện vẫn chưa có cơ chế huy động nguồn lực.
Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán dẫn đến suy giảm số lượng và chất lượng các hệ sinh thái ven biển. Xâm nhập mặn đe dọa đến đa dạng sinh học, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản và các HST ngọt vùng ven biển. Các hiện tượng thời tiết cực đoan nhất là bão, lũ do tác động của BĐKH đang gây ra thiệt hại nặng nề cho hạ tầng nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. BĐKH và các tác động của nó đã làm cho nhiều nghề khai thác thuỷ hải sản truyền thống bị thay đổi hoặc mất đi (sẻo, soi, đăng, bắt tay… trong rừng ngập mặn v.v), hoặc làm giảm năng suất khai thác khác ở khu vực ven bờ. Tuy nhiên các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp sang các nghề khác phù hợp như từ đánh bắt sang nuôi trồng thuỷ sản, làm dịch vụ thuỷ sản, tham gia quản lý nguồn lợi trong các mơ hình đồng quản lý hoặc quản lý trên cơ sở cộng đồng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nhất là đầu tư nguồn lực tài chính cho chuyển đổi để đảm bảo sinh kế ngư dân.
Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản mới chỉ hỗ trợ được phần nhỏ cho các chương trình, dự án và hoạt động nhằm tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản hoặc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở các vùng nước ven bờ ra xa bờ, nguồn lực tài chính để hỗ trợ rủi ro cho ngư vẫn trơng chờ vào Quỹ phịng chống lụt bão của quốc gia và các địa phương. Các kênh tài chính khác như: bảo hiểm, liên kết chia sẻ chưa/chậm được triển khai.
Các chính sách nhằm thích ứng, giảm thiểu tác động của BĐKH chưa được lồng ghép hoặc yêu cầu bắt buội phải được lồng ghép trong các văn bản liên quan đến chính sách nghề cá, hoạt động thủy sản, các quy hoạch thủy sản. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân về BĐKH nhất là đối với ngư dân khai thác và ni trồng thuỷ sản ven biển cịn yếu, đa số cộng đồng ngư dân và nông dân nuôi trồng thuỷ sản.