VI. TRƯỜNG HỢP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI MỘT SỐ TỈNH VÀ MƠ HÌNH
6.4. Thúc đẩy chuỗi giá trị thích ứng với BĐKH: Kết quả của Dự án AMD tại Bến
Bến Tre và Trà Vinh
Dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long (Adaptation
to Climate Change in Mekong Delta) tại các tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, do IFAD tài
trợ được triển khai từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2020. Mục tiêu phát triển dự án là đạt được sinh kế bền vững cho người nghèo ở nông thôn trong môi trường thay đổi và mục tiêu dự án cụ thể là tăng cường năng lực thích ứng của các cộng đồng mục tiêu và các tổ chức để đối phó với biến đổi khí hậu tốt hơn. Tại mỗi tỉnh, Dự án chọn 30 xã (thuộc 8 huyện ở Bến Tre và 7 huyện tại Trà Vinh). Các xã trong vùng Dự án được chọn dựa trên xếp hạng nghèo, tính dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và trùng với danh sách các xã trong CTMTQG xây dựng NTM. Các xã đều bị xâm nhập mặn nên các mơ hình sinh kế thay thế sẽ được thí điểm.
Dự án AMD hướng tới tiếp cận có hệ thống để ứng phó với BĐKH thơng qua việc cung cấp các giải pháp thích ứng và lựa chọn sinh kế phù hợp cho cộng đồng. Theo đó, Dự án được xây dựng và triển khai dựa trên 2 hướng tiếp cận chính: xây dựng các
mơ hình sinh kế thích ứng với BĐKH và phát triển chuỗi giá trị thích ứng với
BĐKH. Cách tiếp cận “mềm” (soft adaptation) của Dự án bổ sung cho tiếp cận hỗ trợ thích ứng “cứng” (hard adaptation) của Chính phủ (thích ứng theo cấu trúc, cơ sở hạ tầng ).
6.4.1. Mơ hình thích ứng với BĐKH
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về BĐKH thông qua các bằng chứng thực để có cơ
chế thích ứng phù hợp. Cả hai tỉnh đã xây dựng thể chế tổ chức để có chiến lược thích ứng mang tính thực tiễn. Ở Bến Tre, kết quả có (i) 51 mơ hình thích ứng với BĐKH; (ii) xác định được 27 hệ thống canh tác thích ứng với BĐKH; và (iii) tập trung vào phát triển 08 chuỗi giá trị ưu tiên. Tại Trà Vinh, (i) 40 mơ hình thích ứng BĐKH đã được thử nghiệm, trong đó 24 mơ hình được chọn để nhân rộng; (iii) 16 hệ thống canh tác cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau đã được xác định và (iv) ưu tiên tăng cường chuỗi giá trị dừa và đậu phộng. Các hoạt động tăng cường chuỗi giá trị bao gồm (i) củng cố các tổ chức sản xuất; (ii) giới thiệu người sản xuất cho người mua; (iii) kích hoạt các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ bằng cách đặt mục tiêu sản xuất và (iv) hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Những hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào tài trợ của Dự án AMD. Ở Bến Tre, các hoạt động chủ yếu do Sở NNPTNT chủ trì, trong khi ở Trà Vinh Sở Cơng Thương cũng được tham gia tích cực. Tăng cường chuỗi giá trị có thể được triển khai một cách có hệ thống hơn bằng cách tổ chức tốt chuỗi giá trị hàng hóa.
Thứ hai, lồng ghép nguồn lực trong lập kế hoạch KTXH thích ứng với BĐKH. Lập
kế hoạch phát triển KTXH nhạy cảm với BĐKH và dựa trên tham vấn đã được thể chế hóa ở tất cả các huyện và xã của cả hai tỉnh. Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện, xã có lồng ghép và tích hợp vấn đề khí hậu. Q trình và kết quả lập Kế hoạch phát triển KTXH của xã và huyện được đánh giá cao khi nỗ lực huy động và lồng ghép nguồn
lực cho các mục tiêu chung của các mơ hình thích ứng với BĐKH (Dự án AMD và các chương trình, dự án khác: CTMTQG, ….).
6.4.2. Tài chính nơng thơn vì mục tiêu sinh kế thích ứng với BĐKH
Thứ nhất, phát triển các nhóm tiết kiệm và tín dụng tại các xã dự án: Quỹ tín dụng
của phụ nữ đã sử dụng đầy đủ sự hỗ trợ kỹ thuật và vốn từ Dự án AMD để mở rộng tài chính vi mơ cho các hộ nghèo. Số lượng thành viên tham gia các nhóm tiết kiệm ở Bến Tre giảm từ 5.307 (2018) xuống 5.157 (2019). Việc sử dụng các khoản vay đều thận trọng vì cần có đóng góp đối ứng để đảm bảo được đồng tài trợ cho các hoạt động thích ứng. Đến cuối năm 2019, 219 thành viên SCG tại Bến Tre và 72 thành viên SCG tại Trà Vinh được cấp vốn lần lượt là 1,3 tỷ đồng và 501 triệu đồng. Các hoạt động tài chính vi mơ này góp phần giảm nghèo và nâng cao năng lực cho phụ nữ nơng thơn. 90% thành viên SCG có thu nhập tăng.
Thứ hai, tài trợ chuỗi giá trị (Value chain financing): Các hoạt động phát triển chuỗi giá trị nơng nghiệp thích ứng với BĐKH sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thực sự hiểu biết và chủ động trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, góp phần làm giảm tác động tiêu cực của BĐKH và ô nhiễm mơi trường. Việc áp dụng các quy trình nơng nghiệp hữu cơ sẽ đảm bảo sản xuất ra thực phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, Trong khuôn khổ Dự án, sự tham gia của các tổ chức tín dụng, tài chính vào các chuỗi giá trị vẫn cịn hạn chế. Việc thiếu sự tham gia các tổ chức tài chính chính thức làm giảm tính bền vững của các hoạt động củng cố chuỗi giá trị được thực hiện trong khuông khổ dự án.
6.4.3. Đầu tư vào thích ứng với BĐKH
Quỹ đầu tư cộng đồng (Community Investment Fund):
Ở cả hai tỉnh, các cơng trình cơ sở hạ tầng phù hợp của họ đối với thích ứng BĐKH, phát triển chuỗi giá trị và giảm nghèo. Các ban giám sát cộng đồng đóng vai trò tích cực trong việc giám sát các cơng trình xây dựng, và các nhóm vận hành và bảo trì được thành lập và đào tạo cho các cơng trình hồn thành (14 dự án ở Bến Tre và 06 dự án ở Trà Vinh).
Quỹ thích ứng (Adaptation Fund):
Quỹ thích ứng biến đổi khí hậu (CFAF ở Bến Tre, CCAF ở Trà Vinh) hỗ trợ chương trình tài trợ nơng dân cạnh tranh, tạo điều kiện cho các khoản đầu tư hợp tác vào nơng nghiệp thơng minh và vì người nghèo. Các quỹ được thành lập và hoạt động từ năm 2016 ở các xã của Dự án. Quỹ có khung pháp lý và tài liệu hướng dẫn quá trình tài trợ, phổ biến rộng rãi giữa các nhóm sở thích được thành lập, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực. Việc triển khai CFAF/CCAF có hiệu quả tới các đối tượng dễ bị tổn thương, khuyến khích việc áp dụng các thực hành canh tác thơng minh và cơng nghệ thích ứng với BĐKH.
Mục đích của quỹ PPP là phát triển chuỗi giá trị ở các xã nông thôn thông qua các khoản đầu tư cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân và dự án. Để tiếp cận hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đầu tư để xem xét khả năng tài chính và kỹ thuật và tác động phát triển của PCU và chính quyền tỉnh. Dự án AMD Trà Vinh đã triển khai bền vững chương trình PPP thông qua sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước (Sở NNPTNT và Sở Công Thương). Nhiều hỗ trợ tương tự khác nhau đã được triển khai trên toàn tỉnh bằng cách sử dụng ngân sách của tỉnh thơng qua ‘Nghị quyết 45, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Sở Cơng Thương, và Chương trình hỗ trợ chứng nhận và thương hiệu Sở KHCN. Dự án đã giúp liên kết các doanh nghiệp nơng nghiệp với các thị trường ngồi tỉnh, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó tạo ra nhiều giá trị gia tăng; và thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cả hai tỉnh. Doanh thu xuất khẩu (ví dụ: lợn, dệt, hoa quả, may mặc) tăng 30% (ở Bến Tre) và 25% (ở Trà Vinh); Đến nay, dự án AMD Bến Tre đã thực hiện được 51 mơ hình thích ứng với BĐKH; thành lập mới 1.410 nhóm tín dụng tiết kiệm; có 642 tiểu dự án đã được tài trợ, giúp tạo việc làm và giảm nghèo với 4.710 người hưởng lợi. Có 24 dự án đã được IFAD phê duyệt theo hình thứ hợp tác cơng tư (PPP) trong nhiều lĩnh vực; hồn thành 55 cơng trình hạ tầng nơng thơn thích ứng với BĐK có tác động đến vùng sản xuất sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
6.4.4. Bài học kinh nghiệm từ Dự án AMD Bến Tre và Trà Vinh
Các mơ hình thích ứng BĐKH được thử nghiệm trong các Nhóm lợi ích chung với
đồng tài trợ dưới hình thức Quỹ thích ứng BĐKH. Mạng lưới khuyến nơng ở cấp huyện và xã phổ biến và nhân rộng các mơ hình. Bên cạnh đó, cách tiếp cận chuỗi giá trị
được triển khai qua việc xác định các CGT ưu tiến ở cấp tỉnh và huyện. Các đối tác công và tư nhân được kết hợp để phát triển chuỗi giá trị, từ sản xuất (Sở NNPTNT) đến quan hệ đối tác với các DN nông nghiệp (Sở KHĐT) và tiếp thị và xây dựng thương hiệu (Sở Công Thương, KHCN). Trong trường hợp này, các nguồn lực được huy động để tận dụng giá trị gia tăng cho tất cả các bên liên quan, từ các nhóm sản xuất và HTX, đến các nhà cung cấp đầu vào và thiết bị cho các DN nông nghiệp.
- Phát triển và nhân rộng các mơ hình Thích ứng BĐKH một cách có hệ thống
thơng qua mạng lưới nghiên cứu và khuyến nơng. Việc nhân rộng các mơ hình đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Việc nhân rộng mơ hình của nơng dân có thể chậm và cần hỗ trợ thêm cho nông dân nghèo và cận nghèo để áp dụng mơ hình.
- Chọn một đối tác để duy trì các mơ hình thích ứng BĐKH thành cơng là chìa
khóa cho các nỗ lực nhân rộng và bền vững. Đối tác không chỉ hỗ trợ kỹ thuật và tư
vấn cho người thụ hưởng, mà còn về giám sát và báo cáo tác động. Các đối tác có thể sử dụng các kết quả và tác động để khuyến nghị việc cải thiện và nhân rộng mơ hình, cũng như đưa ra các đề xuất chính sách, đảm bảo tính liên tục và bền vững của mơ hình sau khi Dự án kết thúc. Cán bộ khuyến nông ở cấp huyện và xã là ‘người liên hệ’ trong suốt giai đoạn đầu triển khai mơ hình để đảm bảo các mơ hình được duy trì và nhân rộng;
- Các mơ hình thích ứng BĐKH được chọn khơng phải lúc nào cũng đủ điều kiện
để nhân rộng trực tiếp. Để tăng cường tiềm năng nhân rộng các mơ hình thích ứng
BĐKH, các tổ chức có liên quan nên xây dựng một bộ tiêu chí lựa chọn dựa trên tác động vì người nghèo, đơn giản, dễ áp dụng, tiềm năng nhân rộng, hiệu quả chi phí. Các mơ hình thích ứng với BĐKH có tiềm năng nhân rộng cao phải tính đến hiệu quả chi phí – lợi ích và khả năng duy trì của người nơng dân.
- Để tăng cường tính bền vững và nhân rộng của các mơ hình thích ứng BĐKH,
khuyến khích mơ hình tín dụng theo nhóm hơn là tín dụng cá nhân. Khả năng tiết kiệm chung phụ thuộc vào mức thanh khoản của hộ gia đình, mà cịn phụ thuộc vào mức độ tin cậy giữa các thành viên và hộ gia đình. Tiết kiệm có thể được sử dụng để đầu tư quan trọng vào thiết bị và máy móc, cũng như mua nguyên liệu đầu vào cần thiết. Tiết kiệm theo nhóm có thể đóng góp rất lớn cho các nỗ lực nhân rộng mơ hình, bằng cách tài trợ cho việc mở rộng hoạt động theo nhóm, đòi hỏi hỗ trợ và lao động bổ sung;
- Tiếp cận chuỗi giá trị theo liên kết sản xuất và thị trường có nhiều tiềm tăng
trưởng kinh tế. Nó có lợi thế là tạo ra sự phối hợp giữa các tác nhân dọc theo CGT.
Trong trường hợp đó, các nguồn lực tư nhân có thể được huy động để bổ sung cho các nguồn lực công để thúc đẩy các việc sản xuất hàng hóa theo quy mơ.
- Khu vực tư nhân và cơ quan quản lý thương mại có vai trị quan trọng trong phát
triển kinh doanh và hoạt động của CGT. Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN) có nhu cầu dịch vụ tư vấn phát triển kinh doanh và tài chính để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh. Các đối tác dich vụ dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh sẽ giúp các tác nhân trong chuỗi trong việc nhận biết cơ hội phát triển, nhất là giai đoạn đầu tiên tham gia vào chuỗi.