Quy trình cấp tín dụng cụ thể của VpBank

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN TÍN DỤNG NG N HÀNG 1 CHỦ ĐỀ: “Tìm hiểu về quy trình tín dụng của 3 ngân hàng BIDV, VPBank và Woori Bank. So sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của 3 ngân hàng đã chọn” (Trang 26 - 29)

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

Đơn xin vay vốn: thể hiện rõ số tiền cần vay, thời gian vay vốn, lãi suất vay vốn, thông tin về tài sản thế chấp.

Hồ sơ pháp lý:

- CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay;

- Sổ hộ khẩu hoặc KT3 trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn - Đăng ký kết hơn (trường hợp đã có vợ hoặc chồng) hoặc Xác nhận tình trạng hơn

nhân (trường hợp độc thân)

Hồ sơ tài chính:

Bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của bạn, ví dụ:

- Nếu nguồn thu từ lương: HĐLĐ còn hạn, bảng lương hoặc sao kê lương

- Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơnn (nếu có);

- Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê.

Hồ sơ tài chính cần chi tiết, rõ ràng, càng chi tiết rõ ràng thì Ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ càng nhanh.

Hồ sơ mục đích sử dụng vốn:

Đơn giản nhất là bạn dùng tiền để làm gì thì bạn cần chuẩn bị chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn của bạn để cung cấp cho Ngân hàng. Theo quy định của Pháp luật, các khoản vay Ngân hàng đều phải chứng minh có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

Ví dụ, một số trường hợp như sau:

- Mục đích sử dụng vốn là Mua nhà, Mua xe: Bạn cần chuẩn bị hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, các thơng báo nộp tiền (nếu có)

- Mục đích xây sửa nhà: Bạn cần chuẩn bị sổ đỏ của ngơi nhà xây sửa, bản dự tốn xây sửa …

- Mục đích kinh doanh: cần chuẩn bị đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc báo cáo thu chi các năm trước, định hình kế hoạch và nhu cầu vốn trong năm tương lai (cụ thể Ngân hàng sẽ hướng dẫn thêm);

- Mục đích tiêu dùng: Mục đích này hiện đang được Ngân hàng hỗ trợ, Khách hàng hầu như không bị yêu cầu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Thay vào đó một số Ngân hàng yêu cầu Khách hàng ký cam kết sử dụng vốn vay tiêu dùng hợp pháp.

Hồ sơ tài sản đảm bảo:

Trong các trường hợp Khách hàng mua nhà, mua xe và đảm bảo bằng chính Nhà hoặc xe mua thì khơng cần chuẩn bị thêm hồ sơ.

Trường hợp mục đích khác hoặc dùng tài sản khác thì khách hàng cần chuấn bị Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định thế chấp cho Ngân hàng (VD: BĐS thì là sỏ đỏ/sổ hồng; Xe oto thì là đăng ký xe …).

Trường hợp dùng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, Khách hàng sẽ cần cung cấp thêm CMND, SHK của chủ sở hữu tài sản.

Năng lực pháp lí, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Khả năng sử dụng vốn vay.

Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ vay vốn đã lập sẽ được NH tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính xác thực, hợp pháp của hồ sơ. Cụ thể:

Phân tích tính chân thật của những thơng tin đã thu thập được từ phía khách hàng ở bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Bước 3: Phê duyệt cho vay

Sau khi thẩm định hồ sơ nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng đạt được đầy đủ những tiêu chuẩn về tính xác thực, hợp pháp, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay gồm: Hội đồng tín dụng; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc phụ trách Tín dụng theo ủy quyền/ Giám đốc chi nhánh; Phó giám đốc phụ trách tín dụng theo ủy quyền.

Phê duyệt đề xuất cho vay:

●Cấp có thẩm quyền khơng phê duyệt đồng ý sẽ yêu cầu thẩm định lại hoặc thẩm định bổ sung các thông tin trong hồ sơ vay vốn.

Bước 4: Thực hiện quyết định cho vay

Ban hành quyết định cho vay.

Thông báo quyết định cho khách hàng:

●Đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, điều kiện tín dụng (nếu có). ●Trả lời khách hàng nếu đề xuất tín dụng bị từ chối.

Bước 5+6: Ký hợp đồng tín dụng và Giải ngân

Cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng theo mẫu tương ứng với loại hình cấp tín dụng, trình Trưởng phịng kiểm sốt. Trong hợp đồng tín dụng nêu rõ đầy đủ thơng tin chi tiết của khách hàng, số tiền vay, thời hạn thanh toán, lãi suất vay vốn, phương pháp vay vốn, thời gian vay vốn, tài sản thế chấp và những quy định ràng buộc nhất định.

Trưởng phòng kiểm sốt nội dung hợp đồng sau đó trình cấp có thẩm quyền ký hợi đồng/ bổ sung chỉnh sửa.

Cán bộ tín dụng thực hiện các thủ tục đăng kí giao dịch đảm bảo, giao – nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

Kiểm tra hồ sơ và duyệt giải ngân: Cán bộ tín dụng chuyển chứng từ liên quan cho Phịng Kế tốn (tại chi nhánh hoặc Hội sở) thực hiện giải ngân. Luân chuyển và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Bước 7: Giám sát và kiểm sốt

Sau khi giải ngân, Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay. Cụ thể:

●Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay theo chu kỳ (tháng, quí, năm) đối với khoản tín dụng lớn nhưng đồng thời cũng kiểm tra bất thường

●Kiểm sốt thường xun những khoản vay lớn vì rủi do xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Ngân hàng

●Đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh tốn, q trình thanh tốn của khách hàng. Chất lượng của tài sản thế chấp, cầm cố...

●Triển khai các biện pháp phịng ngừa rủi ro. Đơn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Lập các báo cáo theo quy định.

●Tăng cường các biện phát kiểm sốt tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội hay hoạt động của hệ thống ngân hàng có biến động đột biến đe dọa đến sự an tồn, hiệu quả vốn tín dụng (Ví dụ: nền kinh tế suy giảm, xuất hiện đối thủ cạnh tranh, …)

Bước 8: Thu nợ

Đến thời hạn trả thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ.

●Nếu khoản vay được thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng hợp đồng đã kí, hai bên sẽ tiến hành thanh lí hợp đồng.

●Trong trường hợp khách hàng chưa có khả năng thanh tốn đầy đủ khoản vay thì ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn nợ, đảo nợ.

●Trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng thanh tốn khoản vay tín dụng, ngân hàng sẽ xử lí các tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ. (tài sản sẽ do Ban định giá tài sản của ngân hàng định giá) đến khi thu đủ nợ ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.

PHẦN 3: QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CĨ YẾU TỐ NƯỚCNGOÀI NGOÀI

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN TÍN DỤNG NG N HÀNG 1 CHỦ ĐỀ: “Tìm hiểu về quy trình tín dụng của 3 ngân hàng BIDV, VPBank và Woori Bank. So sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của 3 ngân hàng đã chọn” (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)