Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CHỦ ĐỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY (Trang 33 - 37)

II. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

1. Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,

Lâm Đồng hiện nay

Để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững, tùy theo tính chất, đặc thù của từng loại di sản trước mắt chúng ta cần phải thực thi một số giải pháp sau đây:

- Phải kiên quyết trong việc tiến hành giải tỏa lấn chiếm trả lại các khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan của thắng cảnh, cải tạo khai thông hệ thống sông suối, xây dựng các hồ lắng, xử lý nước trước khi chảy về các hồ thác.

- Khi xây dựng các dự án tôn tạo khai thác phải nghiên cứu, tham khảo hồ sơ khoa học cụ thể của di tích đã được Bộ phê duyệt khi ra quyết định công nhận.

- Trước khi phê duyệt và thực hiện các dự án xây dựng cũng như trùng tu, tôn tạo cần có sự tham vấn, góp ý của các nhà chun mơn có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực bảo tồn di tích và kiến trúc, xây dựng.

- Mỗi di tích, thắng cảnh phải có phương án bảo vệ, tôn tạo và khai thác riêng dựa vào những yếu tố đặc thù của chúng. Phải tìm chọn được điểm nhấn độc đáo, đặc sắc nhất để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt đem lại ấn tượng cho du khách.

- Đối với di tích cách mạng kháng chiến: bảo tồn, tơn tạo lại di tích, mơi trường cảnh quan một cách trung thực với thời điểm lịch sử, phục dựng lại hầm hào, chiến lũy.

- Đối với các di sản kiến trúc Pháp: Cần giữ nguyên kiến trúc và môi trường cảnh quan cây xanh xung quanh, các cơng trình phụ trợ trong khn viên trước đây của di tích nếu có.

Để phát triển du lịch bền vững, từ năm 2018, Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh và tích cực

29

tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trị, vị trí của ngành du lịch; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức, kinh doanh du lịch; tham gia quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội trong hoạt động du lịch.

Bên cạnh việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống của địa phương, tỉnh cần tập trung phát triển các loại hình du lịch mới, như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông,… Việc đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch có vai trị quan trọng của doanh nghiệp và người dân. Nhiều cơ sở kinh doanh khu - điểm du lịch, di tích - địa chỉ lịch sử - văn hóa được trùng tu, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc đầu tư mới. Nhiều dự án du lịch được đầu tư hiện đại và sang trọng, sản phẩm du lịch độc đáo, cơ bản đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Nhằm phát triển thị trường và thu hút khách quốc tế đến địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, Quỹ JeJu Olle và Quỹ Đầu tư xã hội Hàn Quốc. Định kỳ hằng năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch và triển khai thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, được truyền thơng quốc tế ghi nhận.

Những khó khăn do sự biến động về nguồn khách du lịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ở một khía cạnh nhất định cũng là cơ hội để Lâm Đồng nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng ngành du lịch của mình thời gian qua, từ chất lượng nguồn nhân lực, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác thị trường du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch…, để có những giải pháp phù hợp, biến những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh thành hiện thực, định vị và tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch của mình, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

30

Lâm Đồng cần xác định phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế sự trùng lặp với các địa phương có tiềm năng tương đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo ra sự hấp dẫn và chất lượng, làm gia tăng giá trị và thương hiệu du lịch của Lâm Đồng:

Một là, đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch trên cơ

sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch; tăng cường triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, qua đó, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, hướng đến mỗi người dân thực sự là một hướng dẫn viên du lịch, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; có giải pháp thực tế để nâng cao tính cộng đồng trong hoạt động du lịch.

Hai là, hồn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch qua việc triển khai

cơ chế đặc thù về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng chính sách hấp dẫn, thuận lợi về đất đai, tài chính, hạ tầng… cho các dự án đầu tư phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp du lịch; thu hút các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư các dự án du lịch cao cấp có quy mơ lớn; ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển các sản phẩm du lịch…

Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

thông qua đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng internet không dây tại các điểm, khu du lịch, các khách sạn, trung tâm dịch vụ du lịch; tranh thủ các nguồn đầu tư hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Dây - Liên Khương, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường nối vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm; đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E; phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng đến các khu điểm du lịch; đẩy nhanh thực hiện quá trình “chuyển đổi số” trong ngành du lịch.

31

Bốn là, đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao qua việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế, kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các cán bộ quản lý chun nghiệp; đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa cơng tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở liên kết ba nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học); hướng dẫn, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư trở thành đội ngũ quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch của địa phương với khách du lịch.

Năm là, phát triển và đa dạng hóa thị trường du lịch trên cơ sở nghiên cứu

thị trường khách du lịch, qua đó nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để xây dựng chương trình, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với từng thị trường. Đa dạng hóa dịng khách quốc tế, hướng mạnh đến dịng khách nội địa. Đây cần được xem là “sự tự vệ” để thích nghi với tình hình mới, tìm hướng đi có tính ổn định, bền vững và hiệu quả, lâu dài hơn cho việc thu hút khách du lịch từ trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tập trung thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường truyền thống. Tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời hướng đến du khách thông qua phương châm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Sáu là, ưu tiên phát triển du lịch thơng minh. Trong đó, xây dựng thành

phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu đến năm 2025, đưa Đà Lạt cơ bản trở thành thành phố thông minh.

Bảy là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện

thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của thành phố, của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn nhằm tạo sự lan tỏa về hình ảnh một Đà Lạt - Lâm Đồng sáng - xanh - sạch - đẹp, an tồn, thân thiện, thanh bình, lãng mạn, với nhiều điểm đến hấp dẫn, kèm theo những ưu đãi đặc biệt về giá cả dịch vụ khi

32

khách du lịch đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; kết nối, mời gọi kiều bào tại các nước trên thế giới về thăm quê hương, cũng như tăng cường khuyến nghị các cơ quan tổ chức hội nghị kết hợp du lịch để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch canh nông…

Tám là, tăng cường quản lý chất lượng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là

các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua tổ chức các kênh thơng tin để du khách có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch khi đến tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, qua đó kiểm tra và xử lý kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho du khách, tạo uy tín cho sản phẩm du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất lượng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CHỦ ĐỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY (Trang 33 - 37)