6. Kết cấu đề tài
2.1. Một số món ăn tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực truyền thống của
2.2.1. Rượu ngô men lá
Nguồn gốc xuất xứ: Chẳng biết rượu ngơ men lá có từ khi nào, chỉ biết rằng
người dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, xứ lạnh nên rượu như một phần khơng thể thiếu trong mỗi gia đình và cũng nhờ uống rượu men lá mà gân cốt dẻo dai, đi rừng, đi ruộng không mỏi.
Cách chế biến: Ngô được bà con dùng nấu rượu là loại ngô ta, cho bắp chắc
vàng bóng mẩy. Men lá ở đây làm rất cầu kỳ. Lá được lấy ở rừng tự nhiên về. Sau đó, cả gia đình tập trung làm men để nấu cả năm. Trước đây, việc kiếm các lá và rễ cây về làm men khá đơn giản. Nhưng hiện nay, khó khăn hơn do rừng bị chặt phá hết. Để lấy được đầy đủ nguyên liệu làm men. Bà con phải đi rừng khoảng từ 3-5 ngày mới có đủ. Cơng đoạn đầu tiên để nấu rượu ngô là ngô dùng để nấu rượu phải là ngô sạch, không mốc, mọt, hạt chắc mẩy đều, đem xay dập, nấu chín rồi trộn với men để ủ men. Thời gian ủ thường từ một tháng đến tháng rưỡi, nếu trời lạnh phải thắp bóng đèn để tăng nhiệt độ, giúp cơm rượu chín đều và thơm hơn. Cuối cùng là trưng cất rượu rồi thu được những chén rượu thơm nức làm say đắm lòng người. men lá sử dụng hơn 10 loại rễ và lá cây mọc ở sườn núi gần suối hoặc vách núi đá như riềng, ớt dại, nét tỳ, bioóc óc cốc… Các loại cây này đem đun sôi, chắt lấy nước rồi trộn với bột gạo tẻ theo công thức, tỷ lệ phù hợp rồi vo thành từng cục men. Với người Tày, men có thể thiếu một vài thứ, nhưng bắt buộc phải có cây nét tỳ vì đây là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên men.
Hương vị: Rượu ngơ của người Tày huyện Trùng Khánh có nồng độ khơng
cao, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người uống. Uống có vị ngọt ở đầu lưỡi, êm. Rượu cũng làm say lữ khách lúc nào mà không hề hay biết. Trong những hộ nấu rượu riêng lẻ, rượu vẫn còn nhiều tạp chất, giữ được 100% bản sắc.