Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống luật kinh tế PHÁP LUẬT về CHỦ THỂ KINH DOANH (Trang 95 - 175)

1. Khái niệm:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong đó thành viên cơng ty có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Thành viên của cơng ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài.

+ Là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng thành viên của công ty bị hạn chế, tối thiểu 2 và tối đa là 50 thành viên.

+ Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký doanh nghiệp là do các thành viên góp với các mức cao thấp khác nhau theo khả năng tài chính của mỗi thành viên.

+ Các thành viên của cơng ty có thể thỏa thuận một thời hạn để các thành viên thực hiện góp vốn. Thành viên phải góp cho cơng ty đủ, đúng hạn và đúng loại tài sản như đã cam kết.

+ Trường hợp có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết, cơng ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn.

+ Cơng ty tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình vì cơng ty có tư cách pháp nhân.

+ Thành viên của cơng ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.

- Về chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên cơng ty khơng thể tự do chào bán phần vốn góp của mình trên thị trường mà chỉ được chuyển nhượng 1 phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định nhất định. Trước hết phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên cịn lại của cơng ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ. Nếu các thành viên khơng mua hoặc khơng mua hết thìmới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên.

- Về tư cách pháp lý: Cơng ty TNHH có tư cách pháp nhân, được xác định kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, cơng ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.

- Về tham gia thị trường chứng khốn: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn khơng có quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu để huy động vốn nhưng được được phép phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn theo qui định của pháp luật.

- Số lượng thành viên khơng q ít cũng khơng q nhiều (từ 02 - 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần.

- Có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của cơng ty trong phạm vi số vốn góp đã góp nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

- Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên cịn lại trong cơng ty trước.

- Do các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số phần vốn đã góp của mình. Nên uy tín của cơng ty trước đối tác, bán hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

- Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty được quy định chặt chẽ của pháp luật so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Do đó, việc huy động vốn của loại hình cơng ty này bị hạn chế so với cơng ty cổ phần.

Tình huống 1:Ơng Phạm Xn Việt là một viên chức nghỉ hưu và Công ty cổ phần Sông Hồng do bà Nguyễn Hồng Hạnh làm đại diện theo ủy quyền, thỏa thuận góp vốn để thành lập Cơng ty TNHH thương mại Mộc Hà, chuyên kinh doanh đồ gỗ gia dụng với số vốn điều lệ là 6 tỉ đồng. Ơng Việt góp vốn bằng tiền mặt là 2 tỷ đồng. Cơng ty cổ phần Sơng Hồng góp 4 tỷ đồng bằng tiền mặt.

Câu hỏi: Những cá nhân, tổ chức nói trên có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy hay khơng? Vì sao?

Giải thích tình huống:Ơng Phạm Xuân Việt, Công ty cổ phần Sông Hồng có thể góp vốn để thành lập Cơng ty TNHH thương mại Mộc Hà, bởi vì:

- Những cá nhân và tổ chức này không thuộc những đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có tài sản hợp pháp là số vốn điều lệ 6 tỉ đồng; ngành nghề kinh doanh đồ gỗ gia dụng khơng thuộc ngành, nghề cấm; có tên doanh nghiệp đặt đúng quy định của pháp luật; có trụ sở chính theoquy định của Luật Doanh nghiệp; có số thành viên tối thiểu phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tình huống 2: Doanh nhân A đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1 thành viên) với số vốn điều lệ đăng ký là 500 triệu đồng (Doanh nhân A đã góp đủ số vốn điều lệ này vào công ty). Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm ăn thua lỗ phá sản mắc nợ 2 tỷ đồng và khơng cịn khả năng thanh toán. Sau khi thanh lý tồn bộ tài sản của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1 thành viên) vẫn không đủ trả khoản nợ 2 tỷ kia thì Doanh nhân A cũng khơng phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tài sản cá nhân của mình.

Giải thích tình huống: Vì cơng ty TNHH một thành viên tuy chỉ có một người góp vốn nhưng chủ sỡ hữu lại chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đăng ký và góp vào cơng ty khác.

Tình huống 3: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X (thành lập tháng 8/2006) ký kết một hợp đồng thuê trụ sở với ông Nguyễn Văn A là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Ông này đồng thời cũng là một trong ba Kiểm sốt viên của cơng ty. Hợp đồng này là một trong những loại hợp đồng cần phải thông qua theo Điều 75 Luật doanh nghiệp 2005, tức là phải được Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm sốt viên thơng qua theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết. Tuy nhiên, cơng ty rất băn khoăn về việc thông qua hợp đồng này. Liệu ơng Nguyễn Văn A có có quyền biểu quyết khơng? Nếu có thì ơng A có một hay hai phiếu biểu quyết?

- Ông Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Kiểm sốt viên khơng bị luật hạn chế quyền biểu quyết. Điều này khác với biểu quyết thông qua giao dịch tư lại tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần; ở 2 loại hình cơng ty này thì người có liên quan khơng có quyền biểu quyết. Việc khơng hạn chế quyền biểu quyết của người có liên quan trong các giao dịch tư lợi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là một thiếu sót của Luật doanh nghiệp 2005.

- Trong trường hợp trên ơng Nguyễn Văn A sẽ có một phiếu biểu quyết với tư cách là Kiểm soát viên. Đối với tư cách chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Nguyễn Văn A chỉ được biểu quyết tại Hội đồng thành viên để đưa ra quyết định của Hội đồng thành viên đối với hợp đồng, rồi sau đó, quyết định này của Hội đồng thành viên mới là phiếu biểu quyết đối với hợp đồng, giao dịch.

Tình huống 4:Cơng ty TNHH một thành viên A là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2013. Để thực hiện việc quản lý công ty A, cơ quan đại diện chủ sở hữu đã cử 5 người làm đại diện để quản lý công ty.

Bằng các quy định của LDN 2014, bạn hãy tư vấn cho công ty A về một số nội dung sau: 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu muốn cử thêm 3 người nữa tham gia vào hội đồng thành viên công ty A

2. Một trong 5 người được cử làm đại diện quản lý ở công ty A vừa kết hơn với cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu

3. Hội đồng thành viên công ty dự định thuê ông M làm giám đốc của công ty nhưng ông M lại đang là người đại diện theo pháp luật ở một công ty cổ phần và trước đây ông M từng là chồng của một thành viên hội đồng thành viên công ty A nhưng họ đã ly hơn.

4. Cơng ty đang có dự định ký hợp đồng th nhà của ông I (là một thành viên của hội đồng thành viên) thì họ cần tiến hành thủ tục như thế nào?

● Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây:

+Khơng phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty; Kiểm sốt viên công ty.

▪ Đã từng tuy nhiên đã chấm dứt (Ly hôn) nên không bị, không vi phạm điều luât trên.

▪ Được nhưng thực tế khó cơng chứng. Nên ủy quyền người đại diện ký hợp đồng.

Một phần của tài liệu Bài tập tình huống luật kinh tế PHÁP LUẬT về CHỦ THỂ KINH DOANH (Trang 95 - 175)