Công thức Tỷ lệ về khả năng chi trả

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH VI MÔ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

- Cán bộ dễ gần, hiểu khách hàng

1. Công thức Tỷ lệ về khả năng chi trả

Tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức TCVM được thực hiện theo quy định trong Điều 8, Thông tư số 07/2009/TT-NHNN, ngày 17/04/2009, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ.

Theo quy định của Điều này thì: Tổ chức TCVM phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%, tỷ lệ này được tính như sau:

vốn của khách hàng thành viên chưa được đáp ứng một cách đầy đủ do nguồn vốn của tổ chức còn hạn chế. Khả năng chi trả tại một thời điểm đối với một tổ chức TCVM phản ánh năng lực thanh toán của tổ chức này đối với các khoản nợ đến hạn phải thanh tốn của tổ chức đó. Với ý nghĩa này thì nội dung trong cơng thức nêu trên phản ánh lượng Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng và Các trái phiếu có thể chuyển đổi thành tiền của một tổ chức TCVM có thể dùng để chi trả cho tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện khi đến hạn. Trong khi đó, Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc của khách hàng có tính chất khác biệt so với tiền gửi tự nguyện (tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khơng kỳ hạn thông thường). Tiết kiệm bắt buộc (hay còn gọi là tiết kiệm quy định) được định nghĩa trong Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ là tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gửi tại tổ chức TCVM để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức TCVM.

Trên thực tế, đối với các tổ chức TCVM, khoản tiết kiệm bắt buộc được khách hàng góp liên tục và đều đặn hàng kỳ, nhằm tạo thói quen tiết kiệm cho khách hàng, tạo ra một khoản tiền dự phòng cho Khách hàng thành viên trong tương lai. Đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn là tạo nguồn cho vay cho tổ chức, và là khoản tiền nhằm bảo đảm cho khoản vay của khách hàng.

Nhận thức được các ý nghĩa nêu trên, các tổ chức TCVM đã đưa ra được những quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với việc rút Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc. Khách hàng chỉ được rút khoản tiền này khi ra khỏi tổ chức, hoặc chỉ được rút một phần khi khơng may gia đình gặp phải rủi ro do khách quan mang lại. Chính nhũng quy định đặc thù này làm cho Tiết kiệm bắt buộc có tính ln ổn định và số dư của loại hình tiết kiệm này ngày càng tăng với mỗi khách hàng thành viên.

Những phân tích nêu trên cho thấy việc dành ra một lượng tiền để đảm bảo chi trả cho tiết kiệm bắt buộc là chưa hợp lý.

Từ thực tế hoạt động của M7-MFI cho thấy, việc huy động nguồn chủ yếu từ đi

vay và huy động tiết kiệm, trong đó, Tiết kiệm bắt buộc ln chiếm tỷ lệ khoảng trên 20% tổng tiết kiệm. Theo số liệu thực tế của M7-MFI, để duy trì tỷ lệ 20% theo cách tính của Thơng tư thì M7-MFI ln phải để lại khoảng hơn 9 tỷ đồng tại các NHTM dưới hình thức tiền gửi. Nhưng nếu khơng tính tiết kiệm bắt buộc thì số tiền M7-MFI phải để lại chỉ khoảng hơn 7 tỷ đồng, số tiền cịn lại M7-MFI có thể cho gần 300 khách hàng vay vốn phát triển sản xuất.

Mặt khác, Tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tối thiểu 20% là một tỷ lệ tương đối cao cho các tổ chức TCVM, trong khi quy định chỉ số này đối với các tổ chức tín dụng khác chỉ là 15%. Hơn nữa, dòng tiền của tổ chức TCVM được luân chuyển rất nhanh, các món cho vay hầu hết là cho vay ngắn hạn, các món cho vay được hồn trả nhiều hơn một lần trong một tháng. Hiện tại các khách hàng thành viên của M7-MFI đang thực hiện hoàn trả 2 lần/tháng. Đồng thời, việc gửi tiết kiệm bắt buộc cũng được thực hiện đều đặn 2 lần/tháng. Điều này cho thấy khả năng để có một lượng tiền đảm bảo khả năng chi trả là rất cao.

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH VI MÔ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)