Các môn-nhơn đệ-tử
Lập thành cơ cấu cho nền đạo của Đức Phật Thầy có thể nói là các chùa và trại ruộng, nhưng làm rạng rỡ nền đạo ấy, chính là cơng lao của các mơn nhơn đệ tử.
Ai cũng nhìn nhận, sở dĩ Đức Phật Thầy ra đời hoằng hóa chẳng bao lâu mà số người tín phụng hết sức to tác, là nhờ cách chữa trị thần diệu của Ngài. Nhưng ngồi hạng người theo Ngài vì sự linh ứng, cịn có hạng người theo Ngài vì giáo pháp. Bất cứ tơn giáo nào, chính hạng người tỏ ngộ mà theo mới đáng kể, vì họ là hạng người ưu tú giúp nhiều trong cơ phổ hóa.
Những người theo đạo vì thấy sự linh ứng, nếu gặp một vài trường hợp khó khăn, họ có thể bỏ đao dễ dàng. Đến như hạng người đã hiểu đạo thì dầu gặp cảnh trái nghịch, gian lao nguy hiểm thế nào họ cũng khơng thay lịng đổi dạ. Xưa nay những người “tử vì đạo” đều là người ở trong hàng ngộ đạo cả. Họ liều chết để bảo tồn và hoằng dương giáo pháp.
Thế cho nên, một nền đạo giáo nào, có được phát triển, xiển dương chăng cũng do hạng người ưu tú, đạo cao đức cả ấy. Chính họ là tấm gương cho mọi người soi và thay Thầy mà dìu dắt những người chưa giác ngộ.
Nền đạo của Đức Phật Thầy được lưu truyền đến ngày nay cũng do các đại đệ tử của Ngài mà người đời thường gọi la ông Đạo. Trong hàng ơng Đạo ấy, kể ra có mười hai vị lỗi lạc nhứt, được liễu ngộ và đắc các pháp thần thông mà người đời gọi là Thập nhị hiền thủ.
Cái đặc điểm của hàng đại đệ tử của Ngài là khi các ông đã được gọi là ơng Đạo thì chẳng những đạo hạnh đã cao siêu mà cịn đạt các phép thần thơng nữa. Hầu hết các vị đại đệ tử ấy được Đức Phật Thầy truyền phó diệu pháp. Các ơng có thể thay thế Đức Phật Thầy mà phát phù trị bịnh rất thần tình, nhứt là những bịnh điên hay bịnh đau tà.
Bởi thế Đức Phật Thầy sai đi hóa độ khắp nơi, hoặc cất trại ruộng, hoặc lập chùa rồi giao cho để làm nơi cứu đời chữa bịnh. Nhờ đó số tín đồ thâu nhận ngày càng đông, và nền đạo một ngày một bành trướng.
Ngày nay các chùa và trại ruộng được cái quang cảnh rạng rỡ như thế này, cũng là phần lớn công lao của các ông Đạo.