Tùy cơ hóa-độ

Một phần của tài liệu ĐỨC-PHẬT-THẦY-TÂY-AN (Trang 48 - 51)

Với danh hiệu là Đức Phật Thầy – trong danh từ Phật Thầy đã có chữ Phật – ai cũng nhận thấy Đức Phật Thầy Tây An, để đạt quả vị Phật hay để phổ hóa chúng sanh, khơng thể ra ngồi những pháp mơn đã có trong nhà Phật.

Vậy Ngài đã dùng pháp môn nào, và pháp mơn ấy có giống những pháp mơn hiện giảng trong các nhà thiền mà người ta thường thấy các nhà sư ngày ngày trì hành đó chăng?

Về hình thức, Ngài vẫn noi theo nghi thức cổ truyền, nghĩa là cũng lập chùa chiền làm nơi cho thiện nam tín nữ đến lễ bái ngơi Tam bảo, nhưng về pháp mơn hành đạo thì Ngài noi theo pháp vơ-vi của Phật, tức nhiên không chú trọng việc thờ tượng cốt cùng trì kinh đọc tụng như các nhà thiền chú trọng về âm thinh sắc tướng.

Đã là pháp môn vô vi, cho nên nghi thức thờ phượng cùng lễ bái rất đơn giản không phiền phức như lối thờ phượng ở nhà chùa. Trên ngôi Tam bảo, thay vì tượng hình cốt, Ngài cho trương một tấm trần điều, tiêu biểu lòng từ bi bác ái, yêu mến đồng bào và nhơn loại, đúng với câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Và thay vì tụng kinh gỏ mõ, người tín đồ của Ngài chỉ nhứt tâm thiết tha mặc niệm và ngày đêm lễ bái, vì rằng lễ bái mà khơng nhứt tâm, chỉ biết nghê nga đọc tụng theo tiếng chuông tiếng mõ thì giữa người cầu nguyện và các đấng thiêng liêng thiếu hẳn sự giao cảm.

Bởi chỗ thường lễ bái không giống nhà thiền mà các nhà sư tu theo pháp môn hữu vi, chú trọng về âm thinh sắc tướng của phái Thần Tú, cực lực chỉ trích bài bác Ngài, cho rằng nền đạo của Ngài đã sai lạc giáo phái của nhà thiền. Nhơn đó họ phao vu cho Ngài là gian đạo sĩ.

Nhưng thật ra các nhà sư khó mà hiểu nổi pháp môn Trực chỉ của Ngài, pháp môn của bực đã đạt đến bực quả vị đẳng giác, thấu rõ cơ huyền.

Ngài đã tự nhận là noi theo đúng giáo pháp vô vi chơn truyền của Đức Thích Ca, Ngài đã thấu hiểu cả việc q khứ vị lai, thì có lý nào Ngài đưa chúng sanh đi sai lạc con đường giải thoát do Đức Thế Tơn hoằng hóa?

Có thấu triệt được giáo lý của Đức Thế Tơn mới có thể hiểu được cơ phổ hóa của Ngài đúng hay khơng đúng pháp mơn vơ vi của Phật.

Sau khi thành đạo, trong bốn mươi chín năm, Đức Thích-Ca tuần tự theo trình độ tiến hóa và cơ cảm của chúng sanh mà thuyết ra nhiều bộ kinh khác nhau. Sau bảy ngày thành đạo, Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm cho các hàng đại sĩ nghe để hiểu thị cái đại cơ của Phật không phải là phàm phu. Và sau khi thuyết kinh Hoa Nghiêm, Ngài vào vườn Lộc uyển thuyết các kinh A-Hàm độ năm thầy tỳ kheo và đám ông Xá-Lỵ-Phất, Ca Diếp, Mục Kiền Liên. . .

Khi thấy những người nghe pháp mở tâm chánh tín, Ngài mới thuyết các kinh Đại Thừa như: Thắng Mạng, Duy Ma, Án Quật, Đại Phật Đảnh, Tát Đề Dá. . .thuộc về bộ Phương Đẳng.

Đến khi biết rằng căn khí của người nghe pháp đã thuần thục có thể nghe nổi kinh Bát-Nhã, Ngài mới thuyết các bộ kinh: Đại Phẩm, Quảng Tán, Văn Thù, Thắng Thiên Vương. . . khiến cho chúng sanh tỏ ngộ tự tâm chẳng sanh lòng thối chuyển.

Về sau khi đến Thứu Sơn, để phá tan lòng tham luyến theo pháp Tam Thừa, Ngài đem các pháp phương tiện ngày trước ra thuyết, hội Tam thừa về Nhứt thừa khiến cho chúng sanh thảy đều tỏ ngộ.

Và trước khi tịch diệt, Ngài thuyết kinh Đại Niết Bàn để giải rõ những chỗ tư vấn của hàng môn nhơn đệ tử.

Sở dĩ phải kể lại trình tự phổ hóa của Đức Thích Ca là để chứng tỏ rằng Phật không dùng một pháp mơn nào cố định để hóa độ chúng sanh, mà trái lại Phật tùy theo căn cơ và trình độ tiến hóa của chúng sanh mà thuyết ra những kinh tương ứng với cơ cảm của họ.

Có nhận thức cơ phổ hóa của Phật mới hiểu nổi pháp môn hành đạo của Đức Phật Thầy Tây An.

Noi theo gương Phật Thích Ca, Đức Phật Thầy cũng tùy theo căn cơ của chúng sanh trong thời đại của Ngài mà thuyết những mơn hành đạo thích ứng với trình độ tiến hóa của họ. Những pháp mơn ấy khơng thể là những pháp môn cố định, thiếu phương tiện quyền xảo. Bởi vậy Ngài mặc dầu tự nhận là noi theo giáo pháp chơn truyền của Đức Thế Tơn, nhưng Ngài vì tùy theo căn cơ của chúng sanh nên không thể nhứt nhứt lặp lại những gì của Đức Thế Tôn đã thi thiết trong thời kỳ chánh pháp. Trình độ chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp này, khơng giống trình độ chúng sanh trong thời kỳ chánh pháp kia thì một pháp mơn để phổ hóa ở thời kỳ chánh pháp khơng thể đem áp dụng trong thời kỳ tượng pháp hay mạt pháp được.

Cũng như Phật Thích Ca, Đức Phật Thầy nhận rõ căn cơ của chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp này hết sức thiển bạc. Con người sanh vào thời kỳ này mất cả đức tin đối với những giáo pháp cao siêu. Đứng trước cuộc đời vật chất một ngày một ồ ạt tiến tới, lôi cuốn con người chạy theo thị dục mong làm thỏa mãn tâm phàm, nếu đem những pháp môn hành đạo ở thời kỳ chánh pháp hay tượng pháp ra phổ hóa trong thời kỳ mạt pháp này thì khơng cịn hiệu lực nữa.

Phương chi, Đức Phật Thầy còn thấu rõ cơ huyền, thấy rằng một ngày gần đây, Đức Phật Di Lặc ra đời để chấm dứt thời kỳ Hạ Nguơn mở ra Hội Long Hoa chọn người hiền đức lập lên thời kỳ Thượng Nguơn. Ngày Đại Hội ấy chắc chắn sẽ có và chúng sanh chắc chắn phải trải qua một giai đoạn của những biến thiên thê thảm.

Vả lại, sở dĩ Đức Phật Thầy ra đời cũng khơng ngồi sứ mạng thức tỉnh người đời trong thời kỳ mạt kiếp này, thì để đạt mục đích cao cả ấy, Ngài phải làm thế nào dìu đắt chúng sanh cho được đi đến Hội Long Hoa.

Như thế ấy, chúng ta nhận thấy Đức Phật Thầy ra đời gặp phải ba sự kiện hết sức khó khăn:

Một phần của tài liệu ĐỨC-PHẬT-THẦY-TÂY-AN (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)