TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Ky-yeu-Hoi-thao-Giao-duc-lan-3-2013 (Trang 29 - 31)

Trần Thị Phùng Nhi (NGƯT-CGC Châu Thành)

Nhà trường là nơi quyết định nhất để tạo ra con người toàn diện đáp ứng cho xã hội hiện nay. Việc dạy học có sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ tạo ra sự hứng thú của học sinh trong việc học và thực hành các kỹ năng sống.

Một số phương pháp dạy học có thể giúp học sinh chủ động tham gia một cách tích cực vào học tập và thực hành kỹ năng sống là: thảo luận nhóm, động não, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dùng phiếu thăm dị, kể chuyện, trò chơi… Mỗi phương pháp đều có tác dụng riêng. Do vậy, khi sử dụng các phương pháp nầy cần chú ý phối kết nhau một cách linh hoạt, sáng tạo. Có như vậy, việc học tập và thực hành kỹ năng sống mới thực sự có hiệu quả; cụ thể như sau:

Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm là giúp học sinh tham gia một cách chủ động việc học và thực hành kỹ năng sống; tạo điều kiện để học sinh phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ của mình; kích thích phản ứng dây chuyền trong tư duy; ý nghĩ của học sinh này kích thích ý nghĩ học sinh khác; hiểu vấn đề một cách sâu sắc; dễ nhớ, lâu quên; được học hỏi lẫn nhau; rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe có phê phán trong học sinh; tác động mạnh tới thay đổi hành vi, thái độ học sinh; nâng cao lòng tự tin. Đặc biệt, thảo luận nhóm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; từ đó rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho học sinh.

Tác dụng của phương pháp động não là có thể tập hợp nhiều ý kiến khác nhau trong thời gian ngắn; tạo khơng khí học tập sơi nổi; học sinh tích cực, khơng ngại ngùng, khơng sợ phê phán hay chê cười; tôn trọng ý kiến, kinh nghiệm của tất cả học sinh; học sinh có cảm giác bài học do tự mình xây dựng chứ khơng do giáo viên áp đặt. Từ đó giúp học sinh so sánh, đối chiếu những hiểu biết, kinh nghiệm đã có với ý kiến người khác và tự nhận ra cái đúng sai, chưa chính xác; rèn luyện tính tự chủ, độc lập, phấn khởi, tự tin hơn.

Tác dụng của phương pháp đóng vai là gây hứng thú, tạo khơng khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái; học sinh dễ hình dung, dễ tiếp thu, dễ nắm bắt cách xử lý tình huống thơng qua vai diễn của người khác; gây ấn tượng thơng qua lời nói, hành động sống động của các vai diễn; giúp học sinh nảy sinh trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, chủ động, linh hoạt xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, tăng khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề của học sinh. Từ đó rèn luyện kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong một tình huống giả định, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực.

Tác dụng của phương pháp nghiên cứu tình huống là làm giảm lối học thụ động; tăng cường vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; khuyến khích học sinh tích cực tham gia, xem xét thảo luận về một tình huống dưới nhiều góc độ bằng suy nghĩ độc lập của mình. Học sinh khơng phải tiếp nhận những lý thuyết trừu tượng mà đi thẳng vào vấn đề thực tế. Từ đó rèn luyện kỹ năng phân tích, lập luận, sáng tạo; kỹ năng đánh giá kết quả các giải pháp đã lựa chọn; phát triển, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm và tự khẳng định mình; nâng cao lòng tự tin khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai.

Phương pháp tranh luận có tác dụng trong việc lôi cuốn người học tham gia ý kiến của mình, của nhóm mình, kích thích người học suy nghĩ để có lập luận vững, chặt chẽ, có dẫn chứng thuyết phục; buộc mọi người chăm chú theo dõi ý kiến của người khác để tranh luận, đồng tình hoặc phản bác. Qua đó rèn luyện tính kiên định, tư duy phê phán và khả năng giao tiếp có hiệu quả cho học sinh.

Tác dụng của phương pháp dùng phiếu thăm dò sẽ thu được nhiều ý kiến đa dạng khác nhau; học sinh được tham gia, chia sẻ ý kiến của mình. Đặc biệt đối với học sinh rụt rè, mặc cảm không dám phát biểu ý kiến trước lớp, phương pháp này sẽ tạo cho học sinh quen dần với sự chia sẻ ý kiến tập thể lớp và dần dần nâng cao lòng tự tin, rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho bản thân.

Phương pháp kể chuyện sẽ hấp dẫn, lôi cuốn được sự tập trung chú ý của học sinh; gây ấn tượng, tác động trực tiếp tới suy nghĩ, cảm xúc của người học thông qua lời kể chuyện; học sinh tiếp nhận vấn đề dễ dàng mà nhớ lâu thơng qua các tình tiết, tình huống của truyện. Qua đó, rèn luyện kỹ năng xác định giá trị, cảm thông với người khác cho học sinh.

Phương pháp trò chơi sẽ tạo cơ hội cho học sinh thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập tự nhiên, hứng thú, giảm được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Qua đó rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn cho mình một cách ứng xử đúng đắn; hình thành năng lực quan sát; rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, kỹ năng giao tiếp; tạo sự gần gũi, gắn bó giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên; tạo khơng khí vui vẻ, cởi mở trong lớp học.

Ngồi ra, còn rất nhiều phương pháp dạy học khác nữa. Ở đây, chỉ nêu lên một số phương pháp cơ bản để minh chứng các phương pháp dạy học có tác dụng rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thơng. Tóm lại, trong nhà trường phổ thơng, nếu sử dụng đúng cách, đúng lúc các phương pháp dạy học sẽ góp phần tích cực trong việc rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; giúp các em biết vận dụng những kỹ năng sống ngay khi còn ngồi học trong trường; và trong tương lai, các em sẽ biết vận dụng vào trong đời sống, trong lao động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Ky-yeu-Hoi-thao-Giao-duc-lan-3-2013 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)