CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Đặng Thị Yến (GV Trường TH Bến Tre)
Trước đây, trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên tiểu học cũng đều đã có giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh (HS) một cách tự nhiên, xem như đó là việc cần phải làm trong quá trình dạy học. Nhưng giáo viên cũng chưa nghĩ rằng làm thế là đã giáo dục KNS cho HS. Từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục KNS lồng ghép vào một số môn học ở Tiểu học. Từ đó, việc giáo dục KNS cho HS đã có kế hoạch cụ thể, bổ sung vào trong các bài dạy. Giáo viên chủ động hơn trong quá trình giáo dục, rèn luyện HS và hiệu quả giáo dục cũng đạt được kết quả đáng kể. Từ những điều trên, giúp chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS nói chung và HS tiểu học nói riêng.
Thực hiện theo chỉ đạo của ngành, trong ba năm học qua, tôi và đồng nghiệp trong tổ cùng học hỏi lẫn nhau trong việc dạy học lồng ghép giáo dục KNS cho HS của lớp mình một cách tích cực. Tơi được phân cơng giảng dạy lớp bốn nên các môn học được lồng ghép giáo dục KNS đó là mơn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học. Có nhiều KNS cơ bản được lồng ghép để giáo dục HS như: kỹ năng nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tư tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quàn lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Qua mỗi bài học, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng phù hợp để giáo dục HS. Thường để giáo dục có hiệu quả thì một kỹ năng này cần được kết hợp với một số kỹ năng khác và ngược lại. Trong mỗi bài dạy có lồng ghép, thường được sử dụng từ ba đến bốn KNS. Ví dụ: dạy bài tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, GV sử dụng ba kỹ năng như: thể hiện sự thông cảm, xác
định giá trị, tự nhận thức về bản thân; khi dạy bài tập làm văn Luyện tập trao đổi ý
kiến với người thân, GV sử dụng bốn kỹ năng như: thể hiện sự tự tin, lắng nghe
tích cực, giao tiếp, thể hiện sự thơng cảm…
Ngoài việc dạy học lồng ghép giáo dục KNS vào trong các môn học, việc giáo dục KNS cho HS trong cuộc sống hàng ngày cũng rất quan trọng. Chẳng hạn giáo dục các em phải tự giác làm những công việc tự phục vụ bản thân, giúp gia đình những cơng việc vừa sức như nhặt rau, vo gạo, rửa chén, quét nhà… Tôi đã
kiểm tra các em bằng cách mỗi tuần vào giờ sinh hoạt lớp. Cho các em nêu về những việc mà mình đã thực hiện được ở nhà. Tơi cũng khơng quên khen ngợi các em đã thực hiện tốt để khích lệ các em.
Ngày nay, cuộc sống kinh tế của gia đình các em cũng khấm khá hơn, nhiều em được ăn uống đầy đủ nên một số em gái đã dậy thì sớm ở lứa tuổi lớp bốn. Tơi đã có kế hoạch để giáo dục KNS riêng cho các em này như gặp gỡ, trò chuyện với các em trong giờ chơi, hướng dẫn các em cách giữ và làm vệ sinh đúng cách, khuyên các em tham gia những trị chơi giải trí lành mạnh, tránh tìm hiểu về “chuyện người lớn” và đặc biệt là giúp các em biết cách phòng tránh bị xâm hại.
Kinh nghiệm bản thân tôi trong ba năm học qua, tôi nhận thấy việc giáo dục KNS cho các em HS ở mỗi năm đều đạt kết quả tốt. Nhờ được giáo dục rèn luyện mà các em ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, khắc phục được tính nhút nhát, thích tự lập. Đặc biệt là các em ít dựa dẫm vào ba mẹ hơn mà tự giác học tập, nghiên cứu, thích khám phá, muốn thể hiện mình. Ở cuối năm học, các em đã trở nên chững chạc hơn nhiều so với đầu năm học.
Nói tóm lại, việc giáo dục KNS cho HS là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Các em được giáo dục, rèn luyện đúng mức khi lớn lên chắc chắn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội; luôn tự tin, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và sẽ phục vụ tốt hơn cho công cuộc phát triển đất nước.
_________________________