Kim cương nói Phật có năm thứ mắt, hai thứ nghĩa đen, ba thứ nghĩa bóng. Hai thứ nghĩa đen là nhục nhãn với thiên nhãn. Nhục nhãn nhìn khơng suốt qua chướng ngại vật và bóng tối, nhìn khơng xa, thiên nhãn trái lại, nhưng thứ nào cũng nhìn thấy hình sắc như người với trời. Nói như người với trời mà thật ra khơng như rất nhiều : Phật thấy hình sắc mà khơng bị hình sắc lừa dối, khơng như người với trời thấy hình sắc nhưng thật ra chỉ nhìn thấy đối tượng. Ba thứ nghĩa bóng là tuệ nhãn, tức nhất thế trí, thấy thực thể ; pháp nhãn, tức đạo chủng trí, thấy cách tu ; Phật nhãn, tức nhất thế chủng trí, thấy hết thực thể, tướng dụng, cách tu. Tất cả năm thứ mắt này là Bát nhã toàn hảo của Phật trong Kim cương. Nhưng sơ khởi Phật dạy cho người nghe kinh này thì chính yếu là tuệ nhãn. Cách dạy nói khá nhiều là sở ngơn (nói rằng, gọi là) tức phi (là phi, là khơng phải) và thị danh (thế nên nói là, vì lý do ấy nên nói là). Dĩ nhiên sở ngơn, tức phi và thị danh không phải là một ước lệ nhất quán trong Kim cương, nhưng quá rõ ràng thể thấy cách dạy này nhiều chỗ giống nhau, và khơng thể khơng có tính cách nhất qn. Khơng những như vậy, mà đoạn 10 chữ phi có kèm chữ tính (tính phi phước đức), và Hd đoạn 14, khơng những “thân lớn ấy ngài nói là phi thân lớn, vì thế nên Ngài nói là thân lớn” mà cịn thêm, “chứ khơng phải vì là thân lớn mà Ngài nói là thân lớn”.
Cách dạy như vậy cho thấy, ví dụ, chúng ta nói A thì Phật nói A đó là phi-A, và đó là tại sao Ngài nói là A (chứ khơng phải vì A là A mà Phật nói là A). Như vậy phi-A khơng phải là B, mà là A tự siêu việt, có trường hợp là tự phủ nhận, có trường hợp vừa tự phủ nhận vừa tự siêu việt. Vậy Phi là thế nào ? Ở chỗ khác, Phi là dun sinh tính khơng, là đương sinh vơ sinh, hay thấp một chút là mộng ảo bào ảnh (mà đoạn 51 của Kim cương cũng nói đến, trong trình độ này). Nhưng ở Kim cương thì Phi có cái ngữ khí trực chỉ : Phi là như thật tri kiến các pháp tồn là Như. Nói giản dị một chút, Phi là siêu việt : siêu việt khái niệm và diễn tả. Cho nên A là phi-A (là Như), và đó là lý do tại sao Phật nói là A ; nói A như vậy thì khơng phải như ngã chấp chỉ thấy biết A là A và vì vậy mà nói là A.
Phi, như thế, là Bát nhã của Kim cương, như thật thấy biết nên thấy biết gì cũng Phi, hủy bỏ cái ngã thấy biết gì cũng là ngã cả.