Kim 1 kết thúc ứng với 2 câu hỏi đáp căn bản

Một phần của tài liệu mpdf_7 (Trang 69 - 71)

có 3 cương : cương 1 kết thúc ứng với 2 câu hỏi đáp căn bản, cương 2 khuyến cáo tu học và diễn tả Kim cương, cương 3 chì cách diễn tả Kim cương.

Cương 1.- kết thúc ứng với 2 câu hỏi đáp căn bản (đoạn 49)

Chính văn.-

Trưởng lão Thiện hiện, những người phát tâm vơ thượng bồ đề, thì với các pháp hãy biết như 49.

vậy, hãy thấy như vậy, tin tưởng, lĩnh hội cũng là như vậy : đừng nên trú ở nơi ý tưởng pháp. Trưởng lão Thiện hiện, nói ý tưởng pháp thì Như lai nói phi ý tưởng pháp, vì thế mới gọi là ý tưởng pháp.

Ghi chú.-

(1) Các pháp.- Pháp ở đây là tổng quát cả 3 mặt đối tượng, tuệ giác và chủ thể, mà đã được nói trong phần nội dung.

Lược giải.-

Ðừng nên trú ở nơi ý tưởng pháp. là lặp lại vơ trú bát nhã đã nói suốt từ đoạn 2 đến đây, tổng kết kinh này ứng với hai câu hỏi đáp căn bản mở đầu trong đoạn 2-6.

Phân khoa.-

Cương 2.- khuyến cáo tu học và diễn tả Kim cương (đoạn 50)

Chính văn.-

Trưởng lão Thiện hiện, nếu có người nào đem cho tất cả bảy loại vàng ngọc chất đầy vô lượng 50.

vô số thế giới, và có người khác, khơng kể thiện nam hay là thiện nữ, đối với pháp thoại Bát nhã như vầy, tiếp nhận ghi nhớ, nghiên cứu tụng thuộc, diễn tả cho người, thì dầu chỉ được chỉnh cú bốn câu, phước họ đạt được vẫn hơn người trước.

Lược giải.-

Pháp hạnh đối với Kim cương mà đoạn này và các đoạn tương tự ở trước đã khuyến cáo là sao chép ấn hành, tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lịng, diễn nói cho người (thư tả, thọ trì, độc, tụng, vị tha nhân thuyết). Tựu trung, diễn nói hay diễn tả cho người là giới thiệu, loan báo và giảng dạy. Cách này được ghi thêm ở đoạn 51 dưới đây. Cách ấy cho thấy diễn tả Kim cương cho người thì chính mình phải có và sống theo tuệ giác Kim cương.

Phân khoa.-

Cương 3.- chỉ cách diễn tả Kim cương (đoạn 51)

Chính văn.-

51. Diễn tả cho người bằng cách thế nào ? Bằng cách đừng nắm ý tưởng về pháp, mà như sự 51.

Như chứ không dao động (1). Tại sao mà phải diễn tả cách ấy ? Bởi vì tất cả

các pháp hữu vi tồn là giống như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp ; rất cần phải có

cái nhìn như vậy. Ghi chú.-

những câu độc đáo của Td Kim cương. Hãy đối chiếu với Hd sau đây : Như là không diễn tả chỉ bảo cho người, và vì thế nên gọi là diễn tả chỉ bảo cho người. Ðây là ý nghĩa của Td, “bằng cách đừng nắm ý tưởng về pháp” là vơ trú bát nhã khơng thấy người nói, pháp được nói và người nghe. “Mà như sự Như chứ khơng dao động” là vô trú bát nhã thấy tất cả đều là Như, chứ không dao động theo những thứ không Như, những khái niệm về ngã, nhân ngã cũng như pháp ngã.

(2) Bài chỉnh cú này chỉ có sáu ví dụ, khác với các bản khác có 9 : tinh tú, ảo ảnh (của mắt bịnh), ngọn đèn, ảo thuật, sương mai, bóng nước, chiêm bao, điện chớp, đám mây. Trong sáu ví dụ của Td thì chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, sương mai và điện chớp là năm ví dụ dễ hiểu nhất, và có thể vì vậy mà Td để ngun. Cịn ảnh tượng thì khơng có trong 9 ví dụ, rõ ràng chứng tỏ Td dùng chữ này để tổng qt bốn ví dụ tồn là ảnh tượng, đó là tinh tú, ảo ảnh, ngọn đèn và đám mây. Về ý nghĩa của 9 ví dụ thì nên coi sự giải thích của Thế thân đại sĩ (Chính 25/797 và 884). Nhưng ở đó chỉ giải thích theo biến kế chấp tánh : giải thích theo y tha khởi tánh thì phải tham khảo Nhiếp luận (Chính 31/140). Cịn ý nghĩa sáu ví dụ của Td thì rõ ràng chỉ nói tổng qt rằng các pháp hữu vi tồn như mộng ảo bào ảnh – toàn là Phi với nghĩa tự phủ nhận : hãy quan sát như vậy mà diễn tả Kim cương. Nhưng đó là mới nói một mặt. mặt khác, cũng những ví dụ ấy mà cho thấy các pháp hữu vi toàn là Phi với nghĩa tự siêu việt, hoạt hiện và hoạt dụng một cách đa dụng và vô tận như mộng ảo bào ảnh : hãy quan sát như vậy mà diễn tả Kim cương.

Lược giải.-

Hãy diễn tả Kim cương bằng cách chính mình phải thường xun tưởng nhớ, chiêm nghiệm và diệu dụng đạo lý chữ Phi. Như thế đó là vơ trú bát nhã mà hủy diệt ngã chấp cũng ở đó, phát tâm với hàng tâm và trú tâm cũng ở đó.

Phân khoa.-

Một phần của tài liệu mpdf_7 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)