Đứng trên đỉnh dốc Mã Pì Lèng, dịng sơng Nho Quế xanh biếc như một dải lụa vắt qua núi khiến cảnh tượng miền đất này mang nét kỳ ảo và nên thơ. Cao nguyên đá Đồng Văn đẹp đến ngỡ ngàng từ những căn nhà cheo leo trên núi đá của đồng bào Mông đến những thửa ruộng bậc thang trải dài theo dốc núi.
Vẻ đẹp của miền đất cịn được đồng bào dân tộc nơi đây tơ điểm thêm bằng những ngơi nhà trình tường (nhà làm bằng đất), hàng rào bằng đá và cả những trang phục dân tộc mang nhiều màu sắc vui tươi, độc đáo. Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là vùng núi đá cao trên 1.000m bao gồm bốn huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ với diện tích hơn 2.300km2.
Nơi đây hiện có hơn 250.000 dân sinh sống với 17 dân tộc thiểu số, chiếm 90% dân số cả vùng, trong đó dân tộc Mơng chiếm 70% số dân, lên đến hơn 230.000 người. Đây là vùng tập trung người Mông đông nhất cả nước.
Hình 4.10: Những cung đường uốn lượn trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang
Vài năm trở lại đây, Hà Giang - vùng đất địa đầu cực bắc đất nước, nơi có Cao nguyên đá Đồng Văn đang thu hút ngày một nhiều du khách trong và ngồi nước. Hệ thống đường giao thơng được nâng cấp, việc đi lại thuận lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động vận tải hành khách với các nhà xe chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Đặc biệt, từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất tồn cầu thì du khách đến Hà Giang ngày càng nhiều.
Du lịch lên Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của một vùng rừng, núi đá nơi biên cương cực Bắc của đất nước; được đứng bên cột cờ Lũng Cú - điểm cao nhất trên bản đồ Việt Nam; được thăm Cổng trời, đến với núi Cô Tiên (núi đôi) ở Quản Bạ, thăm Khu nhà Vương của Vua Mèo một thời, thăm phố cổ Đồng Văn, qua
đỉnh Mã Pì Lèng đến Mèo Vạc có chợ tình Khau Vai… Du khách cũng sẽ có cơ hội được sống trong những sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Mông, Nùng, Tày, Dao, Lô Lô, Giáy… trong những bản làng, những mái nhà treo lưng núi. Khách du lịch một lần đến với Cao nguyên đá cũng sẽ không quên được văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc, không quên được chén rượu ngô nấu bằng men lá và sự hiếu khách của người dân nơi đây. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phấn đấu đến năm 2025, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch đặc biệt, đại diện cho tỉnh Hà Giang với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2030, đáp ứng các tiêu chí và được cơng nhận là Khu du lịch quốc gia.
Mục tiêu đến năm 2020 đón 800.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 130.000 lượt. Đến năm 2025 đón 950.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 250.000 lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón 1,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 380.000 lượt; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
Chú trọng khách du lịch tham quan di sản địa chất, sinh thái, giáo dục địa chất, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đơ thị và sự kiện, vui chơi giải trí.
Với khách du lịch quốc tế, ưu tiên phát triển thị trường khách có khả năng chi tiêu cao: Tây Âu (Pháp, Đức, Anh…), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Nhật Bản, Hàn Quốc; mở rộng thị trường đến từ các nước ASEAN (Lào, Bắc Thái Lan, Campuchia), Đài Loan, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Chú trọng khách du lịch nghiên cứu, tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá cảnh quan, giá trị Cơng viên địa chất tồn cầu, sinh thái nông nghiệp đặc thù và thể thao mạo hiểm.
Về phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch địa chất; du lịch cộng đồng; du lịch thiên nhiên; đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù: Một ngày của Pao; Một ngày với vua mèo tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương; Phố đi bộ và lễ hội phố cổ Đồng Văn; Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch khám phá sông Miện.
*Ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch Đồng Văn
Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Cụ thể, về cơ sở lưu trú, ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch Đồng Văn (khống chế tầng cao tại khu vực bảo tồn), phát triển loại hình cơ sở lưu trú tại nhà dân (Homestay) tại các trung tâm du lịch Đồng Văn, và các điểm du lịch cộng đồng.
Tập trung phát triển khu vui chơi giải trí đêm cao cấp tại thị trấn Tam Sơn, Yên Minh; Chợ đêm, phố du lịch đêm tại các thị trấn Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Công viên chuyên đề, thể dục thể thao tại thị trấn Yên Minh; Khu thể thao gắn với sông nước trên hồ thủy điện Thái An; Khu thể thao mạo hiểm tại Mã Pì Lèng.
Xây dựng các tổ hợp dịch vụ tại các điểm dừng chân; các cơ sở thương mại dịch vụ tại các trung tâm du lịch; các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt chuẩn tại các phân khu, điểm du lịch. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mơ hình nhà hàng, chợ văn hóa, du lịch phát triển tại khu vực trung tâm đón tiếp./.
4.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới thị trấn
4.3.3.1. Tác động tích cực
- Thứ nhất: Bảo tồn thiên nhiên
Du lịch góp phần khẳng định vị trí và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng. Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái điển hình. Sự suy thối mơi trường và hệ sinh thái đồng nghĩa với sự suy giảm của hoạt động du lịch sinh thái phải được
quản lý để làm giảm thiểu tác động tới môi trường,đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để bảo vệ mơi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Thứ hai: Nâng cao nhận thức
Hoạt động du lịch sinh thai sẽ kéo theo việc nâng cao nhận thức,trách nhiệm của du khách và cộng đồng các giá trị của tài nguyên môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó họ có thể có những thái độ ứng xử đúng đắn với mơi trường và có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị về tự nhiên sinh thái, ý thức bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thứ ba: Giảm nghèo đói, từ đó giảm tác động của con người tới hệ sinh thái tự nhiên, duy trì và nâng cao đa dạng sinh học:
Du lịch tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cộng đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch. Từ việc mang lại lợi ích chia sẻ lợi nhuận với cộng dồng địa phương tham gia làm việc, cung ứng dịch vụ,hàng hóa cho du lịch,sẽ làm cho ngời dân giảm sự lệ thuộc vào việc khai thác tự nhiên,đã làm cho họ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và các giá trị văn hóa. Do vậy sẽ giảm sức ép của cộng đồng địa phương với tsfi nguyên môi trường tự nhiên và họ sẽ là những chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch, tích cực bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.
4.3.3.2. Các tác động tiêu cực
Du lịch và mơi trường có mối quan hệ qua lại và khơng thể tách rời. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối vơi sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hóa cao như du lịch. Mơi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Ơ nhiễm mơi trường Sức khỏe du khách
(đất, nước, khơng khí)
Ơ nhiễm,sự cố tai biến Biến đổi cảnh quan suy thoái các hệ
Môi trường sinh thái,suy giảm đa dạng sinh học
Điều kiện sự cố tai biến Sự an toàn của du khách và khả năng tổ
Môi trường chức của hoạt động du lịch