Tình hình phát triển ngành và các phân ngành dịch vụ phân phố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú (Trang 64 - 79)

3 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 200 1 2005 tính theo giá so sánh 1994, từ năm 2005 đến nay được tính theo giá so sánh 2010.

2.1.3. Tình hình phát triển ngành và các phân ngành dịch vụ phân phố

bán bn chưa tích hợp được một cách đồng bộ và hiệu quả các yếu tố công nghệ mới, bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ vận doanh theo chuỗi,…

2.1.3. Tình hình phát triển ngành và các phân ngành dịch vụ phân phối vụ phân phối

a) Khái quát chung về ngành dịch vụ phân phối ở nước ta

Trong thời kỳ bao cấp, ngành thương nghiệp được cấu trúc theo nhiều cấp, bao gồm: các công ty thương nghiệp cấp I (cấp trung ương), cấp II (cấp tỉnh, thành phố), cấp III (cấp huyện), các HTX mua - bán (các cấp) và các hộ kinh doanh (chủ yếu tập trung tại các chợ truyền thống). Trong đó, các cơng ty thương nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý, thực hiện chức năng bán bn, bán lẻ hàng hóa (chủ yếu do các cơ sở quốc doanh sản xuất, nhập khẩu) theo kế hoạch phân phối của nhà nước và có phạm vi hoạt động tương ứng với cấp độ của công ty. Các HTX mua - bán và các hộ kinh doanh tại các chợ truyền

65 thống chủ yếu kinh doanh các sản phẩm do các cơ sở sản xuất thủ công sản xuất và phạm vi hoạt động khá hạn hẹp.

Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, các công ty thương nghiệp được chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoặc giải thể (chủ yếu là các công ty thương nghiệp cấp III). Thay vào đó là các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (được Quốc hội Khóa VIII thơng qua ngày 21 tháng 12 năm 1990), bao gồm các loại hình là: cơng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân). Bên cạnh việc ban hành các quy định về quản lý doanh nghiệp thuộc tư hữu, ngày 20 tháng 04 năm 1995 Quốc hội Khóa IX đã thơng qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Sau 9 năm, Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 1999. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. (Năm 2013, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp). Năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội ban hành và thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2005. Sau khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp được ban hành, các doanh nghiệp tư nhân được thành lập và có xu hướng tăng nhanh.

Cơ cấu các đơn vị kinh tế trong ngành, theo Báo cáo tổng cục thống kê tại thời điểm 01/01/2017, số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ tăng cao nhất với 57,1% (tương đương gần 132 nghìn DN) và lao động tăng 31,5% (khoảng 1,1 triệu lao động) so với thời điểm 01/01/2012.

66

Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa tăng nhiều nhất với gần 69,2 nghìn DN (chiếm 51,6%), với 375 nghìn lao động (chiếm 24,5%), tương ứng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn khoa học và cơng nghệ tăng 17,3 nghìn DN (59,8%) và lao động tăng 85 nghìn người (24,6%). Bên cạnh đó DN hoạt động trong ngành khai khoáng giảm 57 DN (tương đương 1,9%) và lao động giảm 25,8 nghìn người (tương ứng 13%), số lao động trong các DN hoạt động trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí giảm mạnh với 66,6 nghìn người (33,3%), trong khi đó số DN lại tăng 287 DN (25,3%). Số lao động làm việc trong các DN hoạt động trong ngành nơng nghiệp cũng giảm khoảng 1,1 nghìn người (0,4%) trong khi số DN vẫn tăng hơn 1 nghìn DN (27,5%).

Trong tổng số các đơn vị kinh tế thuộc ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác, có 93,87% số đơn vị kinh tế là hộ kinh doanh cá thể, 6,09% đơn vị kinh tế là các doanh nghiệp và chỉ có 0,04% số đơn vị kinh tế là HTX (biểu đồ 2.4).

Cơ cấu tương tự của các đơn vị kinh tế trong toàn nền kinh tế: đơn vị kinh tế cá thể chiếm 92,87%; HTX chiếm 0,27% và doanh nghiệp chiếm 6,85%. Như vậy, nếu so với cơ cấu chung trong tồn nền kinh tế, thì tỷ trọng của các đơn vị kinh tế là doanh nghiệp trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác thấp hơn (6,08% so với 6,85%).

67 Riêng về các doanh nghiệp trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác, theo số liệu thống kê, tăng bình quân 20,54% giai đoạn 2001 - 2005, sau đó là 21,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và 10,4%/năm trong các năm 2011 - 2016. Tỷ lệ các doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác trong tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế luôn chiếm khoảng 40%. (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ Đơn vị 2005 2010 2011 2016 Tốc độ tăng BQ 06’-10 10’-11 Tổng số DN 106.616 279.360 324.691 505.059 21.2% 10,4% DN BB,BL&SC 41.981 112.061 128.968 199.643 21.7% 10,1% + Bán, SC ô tô,xe máy 3.091 8.599 8.891 11.566 22.7% 5,1% + Bán buôn 20.664 67.619 82.442 140.904 26.8% 13,0% + Bán lẻ 18.226 36.383 37.635 47.173 14.8% 4,4% Một số chỉ tiêu: - Tỷ lệ doanh nghiệp BB,BL&SC/tổng số % 39,38 40,11 39,72 39,53

Cơ cấu DN trong ngành BB,BL&SC:

Tổng DN trong ngành % + Bán, SC oto, xe máy 07,36 7,67 6,89 5,79 + Bán buôn 49,22 60,34 63,92 70,58 + Bán lẻ 43,41 32,47 29,18 23,63 Số DN/km2 DN/km2 0,13 0,34 0,39 0,60 Số DN/1000 dân DN/1000 dân 0,51 1,29 1,47 1,9

68

Đồng thời, mật độ doanh nghiệp trong ngành tính theo dân số và diện tích lãnh thổ cũng tăng nhanh (gấp khoảng 3 lần) qua các năm từ 0,13 DN/km2 và 0,51 DN/1000 dân năm 2005 lên 0,36 DN/km2 và 1,9 DN/1000 dân năm 2016.

Trong ngành, các doanh nghiệp thuộc phân ngành bán bn có tốc độ tăng nhanh hơn phân ngành bán lẻ và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh nghiệp chung của ngành, từ 49,22% năm 2005 lên 60,34% năm 2010 và 70,58% năm 2017. (Bảng 2.4).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu % các doanh nghiệp bán buôn bán lẻ và sửa chữa năm 2016 theo qui mô sử dụng lao động

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 - Tổng cục Thống kê

Qui mô của các doanh nghiệp trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa: 56,19% các doanh nghiệp có dưới 5 nhân viên, 24,43% các doanh nghiệp sử dụng từ 5 đến dưới 10 lao động (biểu đồ 2.4). Đồng thời, các doanh nghiệp có qui mơ vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm 43,06% (biểu đồ 2.5).

69

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các doanh nghiệp BB, BL&SC năm 2016 theo qui mô vốn sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 - Tổng cục Thống kê

b/ Hiện trạng phát triển phân ngành bán bn

+ Các loại hình bán bn chủ yếu bao gồm: 1) Loại hình truyền thống: Chợ bán bn và chợ đầu mối; 2) Loại hình bán bn hiện đại: Sàn giao dịch, trung tâm bán bn, tổng kho phân phối hàng hố theo mơ hình cash & carry.

Các chợ bán bn và chợ đầu mối thường có qui mơ hạng 1 và hạng 2, được phân bố khắp cả nước và đặt tại các trung tâm của huyện, tỉnh, thành phố. Tính đến 31/12/2017, theo số liệu thống kê, cả nước có 1.122 chợ hạng I và II, trong đó có 234 chợ hạng I và 887 chợ hạng II. Giao dịch bán buôn qua chợ truyền thống được thực hiện theo phương thức giao ngay với qui mô nhỏ và các dịch vụ logistics chủ yếu do người mua hoặc người bán trực tiếp đảm nhận.

70

Các chợ đầu mối được hình thành và phát triển ở nước ta trong khoảng 15 năm gần đây. Cụ thể, năm 1998 UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức phê duyệt Đề án xây dựng 3 chợ đầu mối nông sản - thực phẩm: Bình Điền; Tam Bình, Tân Xn. Tính đến nay trên địa bàn cả nước có khoảng 50 chợ đầu mối, trong đó chủ yếu là chợ đầu mối nơng sản. Các chợ đầu mối này được phân bố tại các vùng sản xuất nơng nghiệp chính và các thị trường tiêu thụ lớn như Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Đồng Bằng Sông Hồng, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Nhìn chung, các chợ đầu mối được hình thành với ý tưởng mở rộng và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics nhằm gia tăng khả năng thu hút và phân luồng hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chợ đầu mối đang tồn tại cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động bán bn. Bên cạnh đó, phần lớn các chợ đầu mối được qui hoạch vẫn cịn trên giấy, hoặc đã có quyết định thành lập nhưng chưa được xây dựng, hoặc xây dựng nhưng chưa đưa vào khai thác hoặc mới chỉ khai thác theo kiểu chợ truyền thống.

Sàn giao dịch hàng hoá là loại thị trường đặc biệt, việc mua bán thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, giao dịch khối lượng lớn, tính chất đồng loại, phẩm chất có thể thay thế cho nhau. Ở nước ta, sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên được khai trương vào năm 2002 tại TP.HCM, nhưng chỉ sau một giao dịch đã phải đóng cửa. Hai năm sau, một sàn giao dịch thủy sản được mở tại Cần Giờ (TP.HCM), nhưng cũng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn. Tháng 12/2009, sàn giao dịch hàng hóa của Sacombank với tên gọi Sacom -

71 STE đã đi vào hoạt động với mặt hàng chủ lực được giao dịch là thép. Gần đây, cũng chính Sacombank đã mở lại sàn giao dịch điều tại Bình Phước với hệ thống giao dịch hiện đại. Lãnh đạo Sacombank kỳ vọng việc khai trương sàn giao dịch điện tử sẽ góp phần đưa ngành điều Việt Nam chiếm lĩnh vị trí cao trên thị trường thế giới. Ngoài Sacombank, một số ngân hàng như Techcombank, BIDV, Vietcombank cũng đang tạo kênh cho doanh nghiệp trong nước tham gia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, nhưng mức độ phổ cập trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn cịn hạn chế.

Trung tâm bán bn ở nước ta cũng mới chỉ được quan tâm phát triển từ sau năm 2000 trở lại đây. Đầu tiên là Trung tâm bán buôn Cà phê tại Buôn Ma Thuột (được thành lập theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Đắc Lắc) và hoạt động theo Quyết định 84/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 1 năm 2007 của UBND tỉnh Đắc Lắc về phê duyệt Qui chế tổ chức hoạt động của trung tâm này. Ngoài ra, trong các Quyết định phê duyệt về qui hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp (dệt may, giày dép,…) và qui hoạch của một số địa phương cũng đã xác định qui hoạch loại hình trung tâm bán buôn. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm bán buôn cà phê tại Bn Ma Thuột hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế. Đồng thời, hầu hết các trung tâm bán buôn theo qui hoạch vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Tổng kho phân phối theo mơ hình Cash & carry là loại hình mới xuất hiện ở nước ta cùng với nhà đầu tư nước ngoài là tập đoàn Metro Cash & Carry hiện nay đã bán cho tập đoàn

72

của Thái Lan với thương hiệu MM mega market. Tính đến 12/2017, trên cả nước đã có 19 cơ sở mang tên thương hiệu MM mega market. Vị trí của các trung tâm này thường đặt tại khu vực liền kề với khu vực ngoại thành.

Ngồi ra, ở nước ta hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh lấy tên gọi là trung tâm bán bn, nhưng thường có qui mơ nhỏ, chun về một mặt hàng, ngành hàng nào đó (điện thoại, máy tính,...) và vừa bán bn vừa bán lẻ.

+ Các nhà bán buôn:

Ở nước ta hiện nay, tham gia hoạt động trong phân ngành bán buôn bao gồm các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống và chợ đầu mối, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Như đã nêu trên đây, các doanh nghiệp trong phân ngành bán bn có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp trong ngành.

Cấu trúc của khu vực doanh nghiệp bán buôn theo qui mô vốn và qui mô sử dụng lạo động cũng tương tự như cấu trúc chung của các doanh nghiệp trong ngành. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (xem biểu đồ 2.4 và 2.5).

73

Biểu đồ 2.6: Một số chỉ tiêu bình qn của doanh nghiệp bán bn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 - Tổng cục Thống kê

Một số chỉ tiêu bình quân của doanh nghiệp thuộc phân ngành bán buôn giai đoạn năm 2010-2016: vốn sản xuất kinh doanh bình qn của doanh nghiệp bán bn năm 2016 là 3,2 triệu tỷ đồng tăng 202% so với năm 2010; doanh thu thuần đạt 6,0 nghìn tỷ tăng 203% so với năm 2010 và lợi nhuận trước thuế đạt 66,1 nghìn tỷ đồng tăng 167% so với năm 2010. So với năm 2005, các chỉ tiêu bình qn của doanh nghiệp tuy có tăng, trừ qui mô sử dụng lao động giảm, nhưng vẫn còn ở mức thấp (xem biểu đồ 2.6).

c) Hiện trạng phát triển phân ngành bán lẻ

74

Các loại hình bán lẻ ở nước ta hiện nay bao gồm: các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa, cửa hiệu, quán hàng, sạp hàng, bán hàng di động); các loại hình bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi). Trong đó, các loại hình bán lẻ truyền thống vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi (xem biểu đồ 2.7). Ngay cả tại TP.Hồ Chí Minh, theo số liệu của Sở Cơng Thương, tính đến hết 31/12/2017, TPHCM có 43 trung tâm thương mại (TTTM), 207 siêu thị, rất nhiều cửa hàng tiện lợi, 3 chợ đầu mối, 230 chợ truyền thống và hệ thống đông đảo các cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ.

Biểu đồ 2.7: Số lượng cơ sở bán lẻ theo loại hình

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017-Tổng cục Thống kê

Đối với loại hình chợ, theo số liệu thống kê, tổng số chợ trên địa bàn cả nước vẫn có xu hướng gia tăng tính đến năm 2010, nhưng đã có dấu hiệu giảm trong các năm 2011 và 2012. Trong đó, các chợ hạng I (chợ thực hiện bán bn là chính, bao gồm cả chợ đầu mối) có xu hướng giảm (từ 215 chợ năm 2008 lên 247 chợ năm 2012 và 234 chợ năm 2017), nhưng loại chợ hạng III

75 (chợ bán lẻ, chợ dân sinh) đã có xu hương giảm (từ 7.397 chợ năm 2010, còn 7.458 chợ năm 2017).

Đối với loại hình cửa hàng bán lẻ của cơ sở kinh tế cá thể, theo số liệu từ kết quả tổng điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017, tổng số các cửa hàng bán lẻ độc lập (tại nhà, hoặc thuê địa điểm) của cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp hiện có trên cả nước là 5.142.628 cơ sở.

Đối với loại hình siêu thị: xuất hiện đầu tiên ở nước ta vào những năm 90, trước tiên là tại TP Hồ Chí Minh (1993 - 1994), Hà Nội (1995) và sau đó là các thành phố khác. Loại hình siêu thị bắt đầu phát triển nhanh từ khoảng đầu những năm 2000. Trong 7 năm gần đây (2010-2017), số lượng siêu thị trên địa bàn cả nước đã tăng bình quân 7,89%/năm, từ 563 lên 659 siêu thị. Trong đó, số lượng siêu thị tại các trung tâm kinh tế lớn (TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) chiếm tới > 40% tổng số siêu thị cả nước, riêng TP HCM và Hà Nội chiếm 21% tổng số siêu thị của cả nước.

Biểu đồ 2.8: Phân bố siêu thị theo vùng năm giai đoạn 2010-2017

76

Đối với loại hình trung tâm thương mại: ở nước ta hiện nay, trung tâm thương mại vừa được hiểu là loại hình bán lẻ (department store) như Diamond Plaza, Parkson,… vừa được hiểu là một khu vực tập trung hoạt động thương mại (shopping mall).

Biểu đồ 2.9: Phân bố trung tâm thương mại theo vùng giai đoạn 2010- 2017

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)