Phân tích cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú (Trang 138 - 142)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.4.3. Phân tích cơ hội phát triển

Đên năm 2020 và 2030, trên cơ sở đánh giá những tác động từ kinh tế vĩ mơ trong nước và từ yếu tố bên ngồi, cũng như những đánh giá nội tại của ngành có thể nhận định về những cơ hội phát triển của ngành dịch vụ phân phối như sau:

+ Cơ hội xây dựng cấu trúc ngành dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và trình độ cạnh tranh.

Những phân tích về mơi trường kinh tế vĩ mô và môi trường phát triển ngành dịch vụ phân phối cũng như xu hướng tác động từ các yếu tố bên ngoài trên đây cho thấy cơ hội xây dựng một cấu trúc ngành hiện đại hơn, có năng suất, chất lượng và ở một trình độ cạnh tranh cao hơn. Cụ thể, quyết tâm cải cách, hoàn thiện thể chế và pháp luật sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn. Triển vọng tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác của môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra một “không gian” rộng hơn, nhiều “dưỡng chất” hơn cho phát triển ngành dịch vụ phân phối. Đồng thời, những áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Những áp lực này, trong cơ chế thị trường, một mặt sẽ có tác động đào thải các phương thức kinh doanh lạc hậu, các cơ sở kinh doanh kém hiệu quả,… Mặt khác, những áp lực này, nhất là áp lực từ phía khách hàng và các doanh nghiệp trong ngành sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành xây dựng năng lực và lợi thế cạnh

139 tranh của mình. Thêm vào đó, q trình xây dựng cấu trúc ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn tới sẽ được hỗ trợ bởi các dịng vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng chảy mạnh vào Việt Nam, sự hiện diện của các nhà phân phối hàng đầu khu vực và thế giới, triển vọng mở rộng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước do sự thuận lợi về môi trường đầu tư trong khu vực ASEAN.

+ Cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng/phân phối ở phạm vi khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam đến năm 2020 và 2030.

Cơ hội này được hội tụ bởi các yếu tố như: 1) Xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nhất là trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo điều kiện thuân lợi cho các dịng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, mở rộng các chuỗi cung ứng/phân phối. Trong đó Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN và đang có vai trò ngày càng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; 2) Xu hướng xâm nhập thị trường dịch vụ phân phối giữa các nền kinh tế, nhất là từ các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn sang các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp hơn; 3) Quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2011- 2020 ở nước ta mở ra triển vọng gia tăng cung ứng hàng hóa của Việt Nam cả về qui mô, cơ cấu và chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm nômg, lâm, thủy sản; 4) Xu hướng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cả trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực phân phối; 5) Các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực đầu tư ra nước ngoài để mở rộng mạng lưới kinh doanh; 6) Việt Nam

140

có lợi thế vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics; 7) Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước có qui mơ lớn và trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

+ Cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ phân phối và rút ngắn thời gian phát triển của ngành theo hướng hiện đại hóa.

Cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ phân phối được hội tụ bởi các yếu tố như: 1) Yếu tố vốn đầu tư vào ngành, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh nhờ khả năng hấp thụ vốn của ngành còn lớn, khả năng tạo ra giá trị gia tăng trên 1 đồng vốn cao, triển vọng tăng trưởng của các ngành sản xuất và nhất là sức phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước,… 2) Yếu tố công nghệ kinh doanh tiên tiến sẽ được nâng lên đáng kể nhờ môi trường giao lưu quốc tế thuận lợi và trực tiếp là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, qua đó cải thiện năng suất trong cả lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; 3) Yếu tố lao động trong ngành cũng sẽ được cải thiện nhanh nhờ lực lượng lao động dồi dào và có khả năng tiếp cận kiến thức kinh doanh quốc tế.

Cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ kéo theo cơ hội rút ngắn giai đoạn phát triển của ngành. Đồng thời, cơ hội rút ngắn giai đoạn phát triển của ngành theo hướng hiện đại còn được hỗ trợ bởi: 1) Sự hiện diện của các nhà phân vốn nước ngoài tại Việt Nam; 2) Triển vọng phát triển và tham gia vào chuỗi cung ứng/phân phối của các doanh nghiệp phân phối trong nước; 3) Tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cao và tăng

141 nhanh mức thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2014 - 2020 và 2030 sẽ thúc đẩy loại hình phân phối hiện đại phát triển nhanh.

+ Cơ hội đẩy nhanh q trình cải cách, hồn thiện thể chế và pháp luật quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối.

Cơ hội này được hội tụ bởi các yếu tố như: 1) Theo cam kết gia nhập WTO Việt Nam phải được các thành viên cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường; 2) Vấn đề cải cách thể chế đã được xác định là một trong 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020; 3) Mức độ can thiệp của Nhà nước đối với ngành dịch vụ phân phối đã được giảm nhẹ trong quá trình thực hiện cải cách vừa qua; 4) Xu hướng quốc tế hóa ngành dịch vụ phân phối nói chung và ngành dịch vụ bán lẻ nói riêng đang và sẽ ngày càng mạnh mẽ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng này khơng chỉ tạo sức ép, mà cịn tạo ra chất liệu, mơi trường thực tế để thực hiện cơng cuộc cải cách thể chế và hồn thiện pháp luật ở Việt Nam; 5) Triển vọng gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước cũng sẽ tạo sức ép cải cách thể chế, hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý đối với ngành dịch vụ phân phối trong thời đại tồn cầu hóa.

+ Cơ hội đẩy nhanh quá trình hình thành đồng bộ và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực phân phối.

Cơ hội này có thể được xem như là hệ quả tất yếu của những cơ hội phát triển trên đây. Bởi, khi cấu trúc ngành được

142

xây dựng theo hướng hiện đại, khi đó kết cấu hạ tầng cũng phải được phát triển ở trình độ tương ứng; khi tốc độ tăng trưởng của ngành cao sẽ vừa tạo ra khả năng tái đầu tư cao hơn, vừa tạo ra sức hấp dẫn đầu tư mới; việc tham gia vào chuỗi cung ứng/phân phối tòa cầu và khu vực đòi hỏi phải xây dựng năng lực cơ sở vật chất đảm bảo cho luồng vận động của hàng hóa…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 1 - TS. Phạm Hồng Tú (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)