.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa (Trang 25 - 28)

1.4.1. Nhân tố vĩ mô

a) Các lực lượng kinh tế

Đây là nhóm các yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tới sự phát triển của các ngành kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản mà doanh nghiệp thường xem xét là: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế,tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đối và lạm phát.Nhóm yếu tố trên có thể vừa là sự thách thức và ràng buộc nhưng đồng thời cũng là một nguồn để khai thác cơ hội đối với doanh nghiệp.

b) Các lực lượng chính trị- pháp luật

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ mơi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng sẽ tạo môi trường thuận lợi

cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp,là cơ sở để đảm bảo sự bình đẳng cho các daonh nghiệp khi cạnh tranh với nhau trên thị trường.

c) Văn hóa- xã hội

Mơi trường văn hóa và xã hội bao gồm các yếu tố liên quan đến thái độ xã hội và giá trị văn hóa quốc gia hình thành nên thói quen mua sắm của khách hàng.Bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến từ nhân tố này cũng có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Tại nhiều quốc gia, các yếu tố về nhân khẩu học ( dân số và tỷ lệ phát triển, cơ cấu lứa tuổi) đôi khi lại là một trong những tác nhân tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết cách nắm bắt và khai thác và nó cũng trở thành một thách thức cho doanh nghiệp nếu không biết cách vượt qua.

d) Các lực lượng cơng nghệ

Trình độ khoa học và cơng nghệ ln gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ sống của một sản phẩm hay dịch vụ hiện nay, đồng thời cũng kéo theo cả sự thay đổi trong chu kỳ chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.Sự xuất hiện và phát triển của nhân tố trên đã làm thay đổi đi nhiều bản chất của cạnh tranh vì giờ đây một sản phẩm xuất hiện trên thị trường không đơn thuần chỉ cạnh tranh về giá như trước mà cịn đến từ chất lượng sản phẩm đó đem lại cho phía bên mua.Việc ứng dụng khoa học và cơng nghệ vào sản phẩm không những làm tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm mà còn là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, sự uy tín.Vì lẽ đó mà doanh nghiệp nào cũng ln cần phải chú ý và để tâm đến nhân tố này.

1.4.2. Nhân tố vi mô

a) Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Đây luôn là nhân tố tiềm ẩn và là mục tiêu gây áp lực lên mỗi doanh nghiệp khi muốn giành lấy thị phần trên thị trường.Tính chất và cường độ cạnh tranh ngành được đánh giá qua các tiêu chí sau: Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh, mức tăng trưởng trong ngành,sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, khối lượng chi phí cố định và lưu kho, các rào cản rút lui.

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, khơng ngừng cải tiến, hồn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên

các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ.

b) Sản phẩm thay thế:

Xuất phát đến từ các tiến bộ khoa học công nghệ, được hiểu là những sản phẩm/dịch vụ đến từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng có khả năng thay thế cho sản phẩm/dịch vụ hiện tại đã tồn tại trong việc thỏa mãn nhu cầu như nhau hoặc có thể tăng cường chi phí cạnh tranh.Hay nói cách khác,sản phẩm thay thế cải thiện mối quan hệ chất lượng/giá thành.

Do có mối quan hệ với chất lượng và giá thành nên các sản phẩm thay thế sẽ hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có lợi nhuận.Bởi mang tính chất là sản phẩm thay thế nên hay dẫn tới sự cạnh tranh trên thị trường.Khi một sản phẩm chính tăng giá thì khuynh hướng của người tiêu dùng sẽ lựa chọn sang các sản phẩm thay thế mang tính chất tương tự và ngược lại.

c) Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp rất quan trọng đối với các cơng ty bởi nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vậy mỗi doanh nghiệp đều phải tự xây dựng cho mình một mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng để họ cung cấp đầu đủ về số lượng tuy nhiên cần tránh việc lệ thuộc q và ln phải lập kế hoạch dự phịng cho chuỗi cung ứng của mình.

d) Người mua hàng:

Khách hàng luôn là yếu tố không thể tách rời trong doanh nghiệp và là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong thời điểm hiện tại và tương lai.Việc có được niềm tin và sự yêu quý của khách hàng khi lựa chọn mua sản phẩm của mình ln là yếu tố được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tự do khi vai trò của người mua được đẩy lên mức cao nhất.Để đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, doanh nghiệp thường phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố về mặt giá cả, chất lượng,dịch vụ sau bán vì lẽ đó mà sự cạnh tranh càng được đẩy lên mức cao hơn,gây tổn thất đến mức lợi nhuận của tồn ngành.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỒNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 2.1. Giới thiệu chung về tổ chức bộ máy và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của công ty cổ phần May Sông Hồng.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w