.Hình thức và nội dung của SSOP

Một phần của tài liệu Cá hồi cắt kirimi đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm saigon food thủy sản (Trang 64)

7 .Xây dựng quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP tại xí nghiệp

7.1.5 .Hình thức và nội dung của SSOP

SSOP thể hiện dưới dạng văn bản như sau: Tên và địa chỉ xí nghiệp

SSOP số : Tên quy phạm 1. Yêu cầu (mục tiêu)

2. Mô tả điều kiện hiện nay. 3. Các thủ tục cần thực hiện.

4. Giám sát và hoạt động sửa chữa. Ngày … tháng… năm …

Người phê duyệt

7.2. Xây dựng SSOP tại công ty

Cơng ty cổ phần thực phẩm Sài Gịn Food Số hiệu: ST - 07

Lô C 24-24 b/II, đường 2F, KCN Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TPHCM Lần ban hành: 05

QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP

SSOP 1: An Toàn Nguồn Nước

1. Yêu cầu:

Nước sử dụng trong chế biến sản phẩm, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm,vệ sinh công nhân và dùng trong sản xuất nước đá phải đạt yêu cầu chỉ thị số 98/83/EEC của hội đồng liên minh Châu Âu.

2.Điều kiện hiện nay của công ty:

Hiện nay công ty đang sử dụng nguồn nước thủy cục (nước công cộng), được cung cấp từ khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Các bể chứa nước đủ cung cấp cho các hoạt động của nhà máy tại thời điểm cao nhất.

Các bể chứa nước được làm bằng xi măng và bằng inox, bên trong có bề mặt nhẵn. Bể nước ln được đậy kín khơng cho nước mưa, cơn trùng hay bất kỳ vật gì rơi vào.

Nước được bơm vào phân xưởng sản xuất với nồng độ Chlorine dư là 0,5 -1ppm.

Hệ thống đường ống cung cấp nước được làm bằng ống nhựa (PVC) không độc đối với sản phẩm, đảm bảo cung cấp nước với áp lực theo yêu cầu, khơng có bất kì sự nối chéo nào giữa các đường ống cung cấp nước sạch đã qua xử lý và đường ống chưa qua xử lý. Ngồi ra, xí nghiệp cịn có hồ chứa nước dự trữ đề phịng khi cúp nước có khối lượng 20m3.

Hệ thống bơm nước, bơm định lượng chlorine, bể trữ, đường ống nước được làm vệ sinh 3 tháng/ lần, và trong tình trạng bảo trì tốt.

Các hố chất sử dụng trong xử lý nước gồm: Chlorine, Xút.

Tổng số vịi nước: phân xưởng 1 có 66 vịi, phân xưởng 2 có 62 vịi.

3. Các thủ tục cần tuân thủ:

Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước:

Kiểm hóa lý, vi sinh tại cơ quan thẩm quyền: 4 mẫu/ năm, thẩm tra 1 mẫu/ năm, các chỉ tiểu phải kiểm theo yêu cầu của chỉ thị 98/83/EC.

• Luân phiên giữa các nhánh ống dẫn nước lấy mẫu kiểm vi sinh tại cơng ty ít nhất 1 năm/lần (Trên từng nhánh ống dẫn nước lấy đại diện một vịi nước ra).

• Dư lựơng chlorine trong nước phải được kiểm tra 1 lần/ ngày vào đầu ca sản xuất, dư lượng chlorine trong nước phải đảm bảo từ 0.5 – 1 ppm.

Bồn chứa nước dự trữ phải vệ sinh 3 tháng/ lần với cách vệ sinh: Bơm hết nước  dủng bàn chãi chà sạch  rửa chlorine 100 ppm  bơm hết nước đã rửa  rửa lại đáy bồn  bơm hết nước cho khô  cho nước vào bồn.

Hệ thống xử lý nước, bơm nước được vệ sinh lau chùi và bảo trì: 3 tháng/ lần và kiểm tra đường ống dẫn nước 6 tháng/ lần để tránh sự rò gỉ.

Chlorine được bơm định lượng vào bồn chứa cơng suất 4 lít/ giờ, với tỉ lệ 30 lít chlorine nước nồng độ 10% trong 400 lít nước, có chng báo tự động khi hết chlorine.

Các vòi nước của từng khu vực trong phân xưởng được ký hiệu theo chữ cái và đánh số thứ tự vòi trong khu vực chế biến.

4. Phân công thực hiện và giám sát:

Định kỳ hàng năm phòng ĐBCL lập kế hoạch lấy mẫu nước kiểm tra hóa lý và vi sinh trình ban Tổng Giám Đốc phê duyệt để thực hiện.

Nhân viên cơ điện chịu trách nhiệm thực hiện việc theo dõi bơm định lượng chlorine, vệ sinh bồn chứa, vệ sinh hệ thống xử lý nước, bảo trì hệ thống bơm, kiểm tra đường ống.

Kết quả kiểm tra ghi nhận vào phiếu theo dõi dư lượng chlorine trong nước chế biến

(BM-SSOP-03) và phiếu kiểm nghiệm vi sinh nước – đá vảy (BM- HACCP-01)

Ngày 3 Tháng 6 Năm 2011

Người phê duyệt Từ qui phạm vệ sinh chuẩn thứ 2 , báo cáo sẽ đi thẳng vào qui phạm SSOP 2, mà khơng trình bày: tên và địa chỉ công ty ở trên, cũng như người phê duyệt ở dưới của mỗi SSOP.

SSOP 2: An Toàn Nguồn Nước Đá.

1. Yêu cầu:

Nước đá sử dụng tiếp xúc với thực phẩm và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

Điều kiện bảo quản, vận chuyển nuớc đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh.

Nước sử dụng để sản xuất nước đá phải là nước đảm bảo an toàn vệ sinh (đảm bảo vật lý, hóa học, vi sinh), phải là nước chế biến (nước được kiểm sốt theo SSOP 1).

Hiện tại, nhà máy có 4 máy sản xuất đá vảy với công suất 15 tấn/ ngày, 2 máy đặt ở phân xưởng 1 và 2 máy đặt ở phân xưởng 2.

Nguồn nước sử dụng để sản xuất nước đá vảy là nguồn nước đã qua được xử lý qua chlorine, đá vảy được chứa và bảo quản trong kho đá vảy.

Hiện tại, đá cây được hợp đồng mua với một cơng ty bên ngồi, có cam kết các điều khoản liên quan đến ATVSTP. Nếu trường hợp thiếu đá vảy được phép sử dụng đá cây.

Kho đá cây được bố trí tại khu vực tiếp nhận nguyên liệu thuận tiện cho việc tiếp nhận đá.

Các thiết bị vận chuyển, bốc dỡ đá cây: xẻng xúc đá, thùng chứa đá, xe vận chuyển đá, móc, gầu xúc(cào) được làm bằng inox.

3. Các thủ tục cần tuân thủ:

Kho đá vảy, đá cây phải được vệ sinh hàng tháng với cách vệ sinh như sau: Dội nước sạch  chà xà phòng  dội nước sạch  dội nước chlorine 100 ppm  dội nước sạch.

Thiết bị, dụng cụ chứa đựng và bảo quản đá phải làm vệ sinh hàng ngày theo cách làm vệ sinh trong SSOP 03.

Máy đá vảy phải vệ sinh hàng tháng: khóa nước cấp vào  ngưng máy  xịt rửa bồn chứa và lau chùi rulô máy  cho hoạt động.

Qui trình lấy đá (đối với đá vảy) : dùng cào lấy đá vảy ra gần cửa kho, dùng xẻng xúc đá vào kết nhựa trắng, cho đá vào thùng chứa. Thao tác khi lấy đá không làm rơi vãi đá ra nền, không cào sát nền làm hư hỏng kho đá.

Khi lấy đá phải do công nhân chuyên trách lấy và không được bước vào kho đá. Trường hợp cần thiết khi bước vào kho phải sử dụng ủng riêng.

Khi lấy đá trong q trình sản xuất: cơng nhân không được sử dụng rổ đang sản xuất để lấy đá trong thùng mà phải sử dụng rổ chuyên dùng.

Đá cây khi nhập kho phải được kiểm tra cảm quan từng lơ (đá phải trong, khơng có tạp chất, đủ trọng lượng..), kết quả được ghi vào biểu mẫu cảm quan (BM-SSOP-18).

Công nhân chuyên phụ trách đá cây các khu vực phải dủng ủng chuyên dùng khi vào kho lấy đá và thực hiện các bước sau:

• Xịt nước cho sạch tạp chất bên ngồi. • Vệ sinh máy xay đá trước khi cho đá vào. • Dùng kết chuyên dùng để vận chuyển đá.

• Khi vận chuyển đá đến các khâu chế biến phải vận chuyển bằng xe chuyên dùng.

• Lấy mẫu kiểm vi sinh theo lịch kiểm tra nước – nước đá định kỳ.

• Dư lượng chlorine trong đá: 0.5 – 1 ppm.

4. Phân công thực hiện và giám sát:

Công nhân vệ sinh có trách nhiệm làm vệ sinh kho đá vảy, thiết bị dụng cụ vận chuyển đá vảy, thiết bị dụng cụ vận chuyển, chứa đựng, bảo quản.

Cơng nhân chun trách có trách nhiệm thực hiện quy định trên. Nhân viên cơ điện chịu trách nhiệm làm vệ sinh máy đá vảy và ghi nhận nhận kết quả vào phiếu theo dõi vệ sinh thiết bị sản xuất đá vảy (BM – SSOP- 06).

Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra cảm quan đá cây khi nhập vào và ghi vào biểu mẫu kiểm tra cảm quan đá cây (BM-SSOP- 18).

Nhân viên phịng kiểm nghiệm có trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra vi sinh theo lịch và ghi nhận kết quả vào phiếu kiểm nghiệm vi sinh nước - đá vảy (BM-HACCP-01).

KCS chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện trên và ghi nhận kết quả vào phiếu vệ sinh hàng ngày (BM-SSOP-01).

SSOP 3: Các Bề Mặt Tiếp Xúc Với Sản Phẩm.

1. Yêu cầu:

Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm phải đảm bảo và duy trì điều kiện vệ sinh tốt trước khi bắt đầu sản xuất và trong thời gian sản xuất để không lây nhiễm vào trong quá trình chế biến.

2. Điều kiện sản xuất hiện nay:

Tất cả dụng cụ chế biến, bàn chế biến, khay và các bề mặt tiếp xúc của thiết bị đều được làm bằng inox.

Các dụng cụ chứa đựng như rổ, thau, thớt, kết, bồn, thùng chứa… được làm bằng nhựa.

Mỗi phịng đều có giá treo găng tay. Giá treo yếm được đặt tại hành lang.

Hóa chất sử dụng trong việc tẩy rửa: xà phòng bột và nước. Hóa chất sử dụng trong việc khử trùng : cồn và chlorine nước. Trang bị 3 vòi xịt cao áp để làm vệ sinh các bề mặt thiết bị khi tiếp cận như: tủ đông, băng chuyền.

Sử dụng dụng cụ làm vệ sinh chuyên dùng: bàn chải bằng nhựa.

3.1. Găng tay, yếm.

Qui định chung:

Phải treo trên giá đỡ và đúng nơi qui định.

Màu sắc của găng tay, yếm đối với từng khu vực sản xuất theo qui định bảng 8:

Bảng 8. Qui định màu sắc của yếm, găng tay đối với từng khu vực chế biến

Khu vực Màu găng tay Màu yếm

TNNL Cam

Trắng trong Chế biến Xanh dương (loại găng tayy tế)

Phục vụ Cam Vệ sinh dụng

cụ Vàng đậm -

Vệ sinh nền Xanh đậm -

Cách làm vệ sinh:

Vệ sinh định kỳ: Rửa găng tay, yếm bằng chlorine 20 ppm  rửa bằng nước sạch  xịt cồn.

Vệ sinh cuối ca: Rửa sạch bằng nước sạch  dùng xà phòng cọ rửa  rửa lại bằng nước sạch  rửa lại bằng nước chlorine 20 ppm  rửa lại bằng nước sạch phơi trên giá đúng nơi qui định.

Lưu ý:

Găng tay sau khi rửa mặt ngoài xong phải lộn mặt trong ra và thực hiện các thao tác giống mặt ngoài.

Đối với găng tay y tế chỉ sử dụng trong ngày và trường hợp đổi mặt hàng phải thay găng tay y tế mới.

Tần suất thực hiện định kỳ theo bảng 2:

Bảng 9. Qui định tần suất thực hiện vệ sinh găng tay y tế định kì

Tên khu vực Tần suất

Khu vực chế biến SP tươi 1 giờ/ lần Khu vực chế biến SP luộc, sushi 30 phút/ lần

3.2. Dụng cụ chế biến.

Qui định chung:

Phải dùng đúng khu vực, không để trực tiếp trên nền.

Trên bồn, thùng chưa phải ghi nhãn đúng từng khu vực và mục đích sử dụng. Dụng cụ làm vệ sinh xong phải tập trung một vị trí cố định theo mỗi khu vực và chứa trong rổ theo qui định như sau:

• Rổ màu đỏ: chứa các dụng cụ làm vệ sinh nền.

• Rổ màu xanh: chứa các dụng cụ làm vệ sinh dụng cụ.

Không được tiên hành làm vệ sinh dụng cụ khi đang có SP hoặc ở gần khu vực đang có hoạt động chế biến.

Khơng được làm vệ sinh dụng cụ trực tiếp trên nền.

Lập sổ theo dõi kiểm tra và ghi nhận lại tình trạng, số lượng các dụng cụ bằng nhựa sau cuối giờ mỗi ngày theo từng khu vực.

Qui định sử dụng các dụng cụ chế biến từng khu vực:

Các dụng cụ thau, rổ, kết …được đánh dấu kí hiệu nhận biết của từng khu vực chế biến và phân biệt theo đúng mục đíchsử dụng.

Qui định vệ sinh dụng cụ chế biến:

Cách làm vệ sinh: rổ, thau, dao, thớt, bàn chế biến, khn khay, pallet, bồn chứa… • Đầu ca, cuối ca khi thay đổi mặt hàng:

Bước 1: Rửa dụng cụ bằng nước sạch. Bước 2: Rửa bằng xà phòng.

Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch.

Bước 4: Ngâm hoặc nhúng trong dung dịch chlorine 50 ppm. Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng.

• Định kỳ:

Bước 1: Rửa dụng cụ bằng nước sạch

Bước 2: Ngâm hoặc nhúng trong dung dịch chlorine 50 ppm. Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng.

• Dụng cụ chế biến nếu không dùng ngay, phải nhúng vào thùng nước có pha chlorine 50 ppm, trước khi sử dụng phải rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện định kỳ theo bảng 10:

Bảng 10. Bảng qui định tần suất thực hiện vệ sinh dụng cụ định kì

Tên khu vực Tần suất

Khu vực chế biến SP tươi 1 giờ/ lần Khu vực chế biến SP luộc, sushi 30 phút/ lần

3.3. Trang thiết bị :

Rút phích điện ra khỏi ổ cắm  tháo băng tải ra khỏi máy  vệ sinh 2 mặt băng tải bằng nước xà phòng  rửa bằng nước chlorine  rửa lại băng tải bằng nước sạch.

Lau sạch nắp máy, thân máy bằng khăn sạch, ráo nước  xịt cồn. Chú ý khơng làm văng nước lên màn hình và bàn phím điều khiển.

Lắp lại băng tải  vệ sinh lại bằng khăn sạch, ráo nước  xịt cồ. Chú ý không làm văng nước lên màn hình và bàn phím điều khiển.

Tần suất: trước và sau khi sử dụng, giữa ca 30 phút lau sạch, xịt cồn.

Vệ sinh máy hút chân không

Cúp CB nguồn của máy lau sạch nắp máy, thân máy, thanh hàn, buồng hút bằng khăn sạch, ráo nước  Xịt cồn. Chú ý khơng làm văng nước lên màn hình và bàn phím điều khiển.

Tần suất: trước và sau khi sử dụng. Đặc biệt, trong thời gian đang sử dụng máy thì tần suất và cách vệ sinh máy là 30 phút xịt cồn 1 lần.

Vệ sinh máy tách block

Cúp CB nguồn của máy rửa bằng nước sạch  Chà xà phòng  rửa bằng nước sạch rửa bằng chlorine  rửa lại bằng nước sạch  Xịt cồn. Chú ý khơng làm văng nước lên màn hình và bàn phím điều khiển.

Tần suất: trước và sau khi sử dụng.

Vệ sinh bồn quay mực/ bạch tuộc

Dội bằng nước sạch  Chà xà phòng  rửa bằng nước sạch Chà xà phòng  dội nước chlorine 50 ppm  rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất: trước và sau khi sử dụng.

Vệ sinh băng chuyền IQF

Mở nước rửa băng chuyền  vận hành belt băng chuyền  dùng bàn chải nhựa chà xà phòng làm sạch lưới belt  rửa belt bằng vòi nước cao áp  rửa sạch xà phòng bằng vòi nước sạch  rửa vách, nền bên trong buồng băng chuyền bằng nước sạch  chạy quạt dàn lạnh để làm ráo nước và sấy khô belt, băng chuyền  Xịt cồn belt, băng chuyền trước khi chạy đông hàng.

Tần suất: trước và sau khi sử dụng

Vệ sinh tủ đơng tiếp xúc

Mở vịi nước rửa pallet, ống gas, vách, nền bên trong tủ đông  Chà xà phòng  rửa bằng nước sạch dội nước chlorine 50 ppm  rửa lại bằng nước sạch  làm khô bề mặt các tấm pallet bằng cây gạt nước nhựa mềm.

Khi khách hàng có yêu cầu bổ sung thêm một số bước rrong qui định vệ sinh cho từng nhóm mặt hàng riêng thì sẽ soạn thảo qui định vệ sinh cho từng SP theo phụ lục đính kèm.

3.4. Lấy mẫu:

Các bề mặt dụng cụ, thiết bị tiếp xúc với sản phẩm phải được lấy mẫu kiểm vi sinh để đánh giá hiệu quả việc làm vệ sinh và khử trùng theo kế hoạch lấy mẫu vệ sinh cơng nghiệp được phịng ĐBCL lập hàng năm.

4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát:

Công nhân tổ vệ sinh thực hiện các thủ tục trên.

Công nhân mỗi khu vực phải thực hiện những qui định chung đã nêu.

Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì qui phạm này.

KCS kiểm tra lại tình trạng vệ sinh các bề mặt dụng cụ, thiết bị sau khi làm vệ sinh và ghi nhận vào phiếu kiểm tra vệ sinh ĐKSX- nhà xưởng (BM-SSOP-01).

Nhân viên phòng kiểm nghiệm có nhiệm vụ lấy mẫu theo kế hoạch và kết quả kiểm tra ghi nhận vào phiếu kiểm nghiệm vi sinh dụng cụ-thiết bị- tay công nhân (BM-HACCP- 03).

Một phần của tài liệu Cá hồi cắt kirimi đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm saigon food thủy sản (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w