CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị lao
1.6.1. Yếu tố cá nhân người bệnh
Tuổi, Giới tính
Tuổi và giới tính cũng được xem là có mối liên quan đến TTĐT vì các nhóm tuổi, giới tính khác nhau có những đặc điểm, tính cách, quan niệm sống …khác nhau thì việc TTĐT có thể khác nhau. Theo nghiên cứu mô tả của Shaip Krasniqi và các cộng sự (2017) thực hiện trong 12 tháng sử dụng bảng câu hỏi với tổng số 324 NB kết quả chỉ ra rằng những NB thuộc nhóm tuổi từ 36 đến 45 có nguy khơng TTĐT cao hơn những NB thuộc nhóm tuổi khác (42).
Cũng theo một nghiên cứu khác của tác giả Susan van den Hof và các cộng sự (2010), tác giả đã tổng hợp 82 nghiên cứu và các bài báo liên quan chủ đề TTĐT trong 1.734 nghiên cứu được xác định cho thấy hầu như giới nữ thường gặp khó
khăn trong TTĐT lao, bên cạnh đó một vài báo cáo trong nghiên cứu này cho thấy phụ nữ có xu hướng TTĐT tốt hơn nam giới (43). Nghiên cứu Eyram Dogah và các cộng sự (44) (2021) thực hiện phương pháp nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại quận Ketu, vùng Volta, Ghana cho thấy rằng NB nam TTĐT cao gấp 3 lần so với NB nữ (OR=2,978; CI95%: 1,173 -7,561). Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý (2017), kết quả cho thấy tuổi NB ≥ 45 thì TTĐT tốt hơn các nhóm tuổi khác (7). Theo tìm hiểu chúng tơi về nghiên cứu lao khơng kháng và chưa tìm thấy tài liệu nào liên quan giữa yếu tố giới tính và việc TTĐT lao, chỉ thấy trên một nghiên cứu về lao đa kháng thuốc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Ngun thì có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, cho thấy giới nam TTĐT kém hơn gấp 1,5 lần so với nữ giới (45).
Trình độ học vấn:
NB có trình độ học vấn cao có nhận thức tốt hơn khi được tư vấn và hiểu biết vấn đề điều trị cũng giúp cho việc TTĐT đạt kết quả tốt hơn, và được các nhà nghiên cứu đánh giá là có mối liên quan đến việc TTĐT lao. Như trong nghiên cứu của Nguyễễ̃n Thị Lệ (2017) và nghiên cứu của Trần Văn Ý (2017) cho thấy trình độ học vấn cao thì tuân thủ điều trị của NB cũng cao hơn (41), (45).
Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trong trong việc TTĐT lao. Nghề nghiệp có ổn định thì việc quan tâm đến tình trạng sức khỏe càng cao, ngược lại nghề nghiệp khơng ổn định NB thường ít quan tâm đến tình trạng điều trị bệnh hơn do phải ưu tiên hơn cho cuộc sống. Vấn đề nghề nghiệp được nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước chỉ ra có liên quan đến TTĐT lao (7), (46).
Theo H. Choi và các cộng tác tiến hành vào năm 2016, bằng cách phỏng vấn 551 NB, kết quả chỉ ra những người đang làm việc thì TTĐT kém hơn những NB khơng có nghề nghiệp (46). Cịn với nghiên cứu của Trần Văn Ý (2017), kết quả cho thấy rằng những NB là nông dân tuân thủ kém hơn so với những nhóm nghề khác với tỉ lệ 52,2% (7).
Tình trạng hơn nhân:
Các nghiên cứu cho thấy, những người không sống cùng vợ/ chồng (ly hôn/ gố bụa/ khơng kết hơn) có tuân thủ điều trị kém hơn những người đang sống cùng vợ/ chồng (31), (47).
Tình trạng kinh tế của NB:
Điều kiện kinh tế kém và thu nhập thấp là khó khăn để NB có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, những NB này thường ưu tiên sử dụng thu nhập để chi trả cho thức ăn và nơi ở nên ít quan tâm đến vấn đề TTĐT, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị của NB. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng TTĐT lao có liên quan chặc chẽ đến điều kiện kinh tế. Điển hình như nghiên cứu của tác giả Weiguo Xu và các cộng sự (2009) tại Trung Quốc chỉ ra rằng gánh nặng tài chính và chi phí điều trị là yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng không TTĐT (47). Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễễ̃n Xuân Tình (2013) và nghiên cứu của Trần Văn Ý (2020) đã kết luận có mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và TTĐT của NB (7) (31).
Tiền sử điều trị bệnh lao:
Qua tìm hiểu sơ bộ đối với người mắc bệnh lao mới chưa từng điều trị tại các phòng khám lao ở các trung tâm y tế và các trạm y tế tại địa phương, việc điều trị rất nhanh đi vào ổn định, do đáp ứng điều trị tốt, hầu như không để lại di chứng nặng nề, q trình điều trị lại nhanh chóng. Tuy nhiên NB hay chủ quan, khơng lo lắng nhiều về bệnh, cứ nghĩ bệnh điều trị dễễ̃, đôi khi NB lơ là trong TTĐT nhất là trong giai đoạn duy trì. Cịn đối với những trường hợp tái phát, điều trị lại do các chức năng hô hấp bị ảnh hưởng, thường xuất hiện di chứng từ nhẹ đến nặng nên NB rất lo lắng về sức khỏe đó cũng là lý do lớn mà NB có thể TTĐT tốt. Những trường hợp tái phát hay điều trị lại cũng có thể một phần lý do NB lao mới khơng TTĐT tốt trong quá trình điều trị, tuy nhiên có những trường hợp do ý thức NB không xem trọng vấn đề điều trị bệnh nên việc không TTĐT thường xảy ra. Tại Việt Nam và trên thế giới chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên qua giữa thể bệnh lao và việc TTĐT. Nghiên cứu của Nguyễễ̃n Thị Lệ và đồng tác giả (2017) và nghiên cứu của tác giả Liang Du và các cộng sự (2020) ghi nhận kết quả là những NB đã từng điều trị bệnh lao thường TTĐT kém hơn những NB chưa từng điều trị lao với
(45), (48). Trái lại, theo tác giả Dessalegn, Ajema cùng cộng sự (2015) cho rằng những người chưa từng điều trị lao TTĐT trước đây khơng TTĐT cao hơn những người có tiền sử đã điều trị lao (21).
Khu vực sinh sống:
Khu vực sinh sống ở thành thị và nông thôn là rất khác nhau, NB sinh sống tại thành thị thường được đầy đủ điều kiện hơn, tiện nghi về vật chất, mức sống cao hơn vùng nơng thơn, văn hóa cũng khác nhau, kiến thức cũng có phần khác nhau, NB sinh sống vùng nơng thơn đa phần sống bằng lao động chân tay, chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập lại thấp, đường đi lại cũng khó khăn hơn so với thành thị nên việc điều trị bệnh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, nhiều nghiên chỉ ra rằng có có sự khác nhau giữa 2 khu vực về việc TTĐT. Theo một nghiên cứu của Liang Du cùng các cộng sự (2020) tại Bệnh viện Lao ở Trung Quốc gồm 564 NB lao đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, kết quả báo cáo tình hình TTĐT ở NB thành thị tốt hơn NB sinh sống vùng nông thôn (48).
Tại Việt Nam có đề cập đến nhưng vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào liên quan giữa khu vực sinh sống ở thành thị và nông thôn đến việc TTĐT lao của NB (31, 32).
Kiến thức của người bệnh
Kiến thức về bệnh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc TTĐT vì NB có kiến thức tốt thường có hiểu biết nhiều về bệnh tật cũng như tác hại khi không TTĐT. Theo nghiên của Habtamu Sewunet Mekonnen và các cộng sự (2018) và nghiên cứu của JinJing Zhang và các cộng sự (2020) đều chỉ ra rằng kiến thức có liên quan đến việc không TTĐT (26), (49). Nghiên cứu Liang Du và các cộng sự (2020) cho thấy NB có kiến thức về bệnh lao tốt hơn thì TTĐT cao hơn (48). Theo một nghiên cứu tại Việt Nam của tác giả Thân Thị Bình và Vũ Văn Thành (2019) trên tổng số 60 NB tham gia thì kết quả NB có kiến thức đúng về các nguyên tắc điều trị chỉ đạt 58.3% (39).