(ko hi nātho paro siyā), Tự mình đi đến mình,
Attā hi attano gati; Vậy hãy tự điều phục,
Tasmā saṃyamamattānaṃ, Như khách buôn ngựa hiền”.
Assaṃ bhadraṃva vāṇijo”.
Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana, đề cập đến Trưởng lão Naṇgalakūṭa thuyết lên kệ ngôn nầy.
Tương truyền rằng: Trong thành Sāvatthī có một nam tử, y phải làm lụng vất vả tự ni sống mình. Một hơm, có vị Tỳ khưu đi đến nơi y làm việc, thấy y vác cày ra ruộng cày, trên người y mặc manh áo cũ kỹ. Động lịng trắc ẩn, vị Tỳ Khưu nói với y rằng:
- Ngươi nên xuất gia đi, đời sống xuất gia không cao thượng hơn đời sống hiện tại của ngươi sao?
- Bạch Ngài! Ai sẽ cho tôi được xuất gia bây giờ? - Nếu ngươi muốn, ta sẽ cho ngươi được xuất gia.
- Lành thay, bạch Ngài. Xin hãy cho tôi được xuất gia đi.
Vị Trưởng lão mang y về Tịnh xá Jetavana, cho y tắm rửa, rồi nghỉ trong Phước xá. Sau đó, y được chư Tỳ khưu cho xuất gia. Ngài Tế Độ Sư bảo y đem chiếc cày cùng bộ quần áo cũ náng lên nhánh cây gần phước xá. Trong lúc thọ Đại giới, y có tên gọi là Naṇgalakūṭa như vậy.
Tỳ khưu Naṇgalakūṭa sống nương nhờ lộc phát sanh từ ân đức Phật, thời gian sau, vị ấy phát sanh cảm dục, không thể chế ngự nổi, mới quyết định rằng:
- Giờ đây, ta khơng cịn xứng đáng mặc chiếc y vàng mà tín thí dâng cúng cho nữa.
Vị ấy đi đến nhánh cây máng bộ quần áo cũ và chiếc cày, đã tự giáo giới mình rằng:
- Ngươi là kẻ khơng có tàm quý, ngươi lại muốn mặc y phục nầy để trở lại đời sống thế gia hay sao?
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 289 Khi tự giáo giới mình như thế, vị ấy đã hồi tâm với đời sống phạm hạnh và trở về Tịnh xá.
Hai ba hôm sau, lại bị cảm dục nữa, Tỳ khưu Naṇgakakūṭa lại đi đến nơi treo bộ quần áo cũ và cây cày, rồi tự giáo giới mình cho đến khi khơng cịn cảm dục. Và từ ấy trở đi, mỗi khi tâm khởi lên cảm dục muốn hoàn tục, vị ấy thường đi đến nhánh cây có máng bộ đồ cũ kỹ và cây cày để tự giáo giới mình.
Chư Tỳ khưu thấy Tỳ khưu Naṇgalakūṭa thường xuyên đến cội cây bèn hỏi rằng: - Nầy Hiền giả Naṇgalakūṭa! Do nhân chi Hiền giả đến nơi nầy?
- Thưa chư Hiền! Tôi đi đến trú xứ của Giáo Thọ Sư của tôi.
Trải qua một thời gian, nhờ tinh cần hành pháp vị ấy chứng đạt A La Hán Quả và Trưởng lão Naṇgalakūṭa khơng cịn đi đến cội cây đó nữa. Chư Tỳ khưu liền trêu rằng:
- Nãy Hiền giả Nangalakūta, do nhân chi Hiền giả khơng cịn đến nơi Giáo Thọ Sư của mình nữa vậy. Con đường đi của Hiền giả khơng có dấu vết, hay là Hiền giả khơng muốn gặp mặt Giáo Thọ Sư của mình.
- Thưa vâng! Thưa chư Hiền, khi tâm tôi cịn bị cảm dục, chưa lìa được phiền não dục tơi cịn đi đến đấy. Nhưng giờ đây tơi khơng cịn phải đi đến đấy nữa.
Chư Tỳ khưu nghe như thế, nghĩ rằng:
- Vị Tỳ khưu nầy nói lời khơng thật, tự cho mình đắc chứng A La Hán Quả rồi. Các vị trình bạch lên Thế Tơn câu chuyện ấy. Đức Thế Tôn phán dạy rằng:
- Thật vậy, nầy chư Tỳ khưu, Tỳ khưu Naṇgalakūṭa, con của Như Lai đã kiểm sốt được tâm mình, nên đã hồn tồn thành tựu phận sự của mình trong đời sống phạm hạnh.
CHÚ GIẢI:
Codayattānaṃ: là hãy tự kiểm sốt mình. Tức là tự mình biết mình. Paṭimaṃse: tức là tự quán xét mình.
So attagutto... : nghĩa là nầy Tỳ khưu, khi ngươi kiểm soát quán xét mình như
vậy, gọi là tự canh phịng mình, gọi là có chánh niệm vững chắc trong mỗi oai nghi, sẽ được sự an lạc.
Nātho: là chỗ nương tựa, tức là (không ai là nơi nương nhờ được) vì người
nương nhờ vào phước của người khác khơng thể đến cõi trời hoặc Níp Bàn được. Do đó, gọi là khơng ai là chỗ nương nhờ được.
Tasmā...: nghĩa là chính mình là nơi nương, nơi bảo hộ, là nơi y chỉ cho chính
mình.
Người thương khách bảo vệ ngựa quý để chuyên chở hàng hóa đi đường xa, tránh cho ngựa quý những nơi nguy hiểm, cho ngựa quý dùng những vật thực thích
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 290 hợp và no đủ. Gọi là chăm sóc, gìn giữ ngựa q như thế nào, cũng vậy người chế ngự sự sanh khởi của bất thiện pháp, đoạn trừ bất thiện pháp đã sanh do thất niệm, gọi là sự canh giữ, phòng hộ. Khi người thực hành như thế sẽ chứng được Siêu Thế Pháp và Hiệp Thế thượng nhân Pháp, kể từ Sơ Thiền.
Dịch Giả Cẩn Đề
Khố rách và cày bỏ gốc cây, Xuất gia tu học với sư thầy, Mỗi lần bất mãn đời tăng lữ Ra gốc cây ngồi quán “khổ đây”, Tự huấn cho tâm hết khổ rồi,
Gốc cây “khổ quán” chẳng ra ngồi, Chư Tăng thắc mắc liền kêu hỏi, Sư đáp: Dục trần kết thủ thôi, Tăng nghĩ: “Sư này quá tự cao”, Vào thưa Phật xét xử ra sao? Phật rằng: Tự chế vừa tự giác,
Thương khách đường xa, giữ ngựa hào!...
DỨT TÍCH TRƯỞNG LÃO NAṆGALAKŪṬA
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 293