(Vakkalitthera)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 381)
“Pāmojjabahulo bhikkhu, “Tỳ kheo nhiều hân hoan,
Pasanno buddhasāsane; Tịnh tín giáo pháp Phật,
Adhigacche padaṃ santaṃ, Chứng cảnh giới tịch tịnh,
Saṅkhārūpasamaṃ sukhaṃ”. Các hạnh an tịnh lạc”.
Kệ Ngôn nầy được Đức Thế Tôn thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến Trưởng lão Vakkali.
Tương truyền rằng: Trưởng lão Vakkali sanh vào một gia tộc Trưởng giả danh tiếng trong thành Sāvatthī. Một hôm trông thấy Đức Thế Tôn đi khất thực, với ba mươi hai tướng tốt, với màu da vàng rực sáng như kim tinh anh cao thượng, với lục căn thanh tịnh trang nghiêm. Ngài đã chiêm ngưỡng kim thân Đức Thế Tôn không biết chán, thế là Ngài xin được xuất gia với Bậc Đạo Sư với ý nghĩ: “Với cách nầy, ta sẽ được chiêm ngưỡng Đức Thế Tơn hồi”.
Từ khi xuất gia, Tỳ khưu Vakkali khơng có sự tinh cần tu tập Sa mơn hạnh, vị ấy mải đứng vào nơi thuận tiện để chiêm ngưỡng sắc tướng của Bậc Đạo Sư, vị ấy bng lìa mọi phận sự như trì tụng hay tu tập nghiệp xứ.
Đức Thế Tơn khơng nói chi cả, vì Ngài thấy rằng trí tuệ của vị ấy chưa được chín muồi. Khi Ngài thấy rằng:
- Giờ đây, trí tuệ của Vakkali đã thuần thục, lão luyện rồi. Như Lai sẽ Giáo giới Vakkali vậy.
Rồi Thế Tôn giáo giới Tỳ khưu Vakkali rằng:
- Nầy Vakkali, lợi ích chi khi ngươi chiêm ngưỡng xác thân hôi thối nầy. Nầy Vakkali, chính người nào thấy Pháp người ấy (gọi là) thấy Như Lai, người nào thấy Như Lai người ấy (gọi là) thấy Pháp.
- Tuy Bậc Đạo Sư đã khuyến cáo như thế, Tỳ khưu Vakkali vẫn mải mê say đắm, chiêm ngưỡng kim thân Ngài. Bậc Đạo Sư suy nghĩ:
“Nếu vị Tỳ Khưu nầy không được khởi động tâm, vị ấy sẽ không chứng đạt Đạo Quả”
Khi đến mùa an cư mùa mưa, Đức Thế Tôn du hành đến thành Rājagaha. Vào ngày an cư mùa mưa, Đức Thế Tôn phán gọi Tỳ khưu Vakkali đến dạy rằng:
- Nầy Vakkali! Ngươi hãy đi đi.
- Tỳ khưu Vakkali suy nghĩ: “Ơi, Đức Thế Tơn đã khơng hề đối hồi gì đến ta cả. Nhưng ta sẽ không thể sống được, nếu ta phải xa lìa Ngài trọn cả ba tháng”.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 294
“Lợi ích chi ta phải sống nữa chứ, ta sẽ leo lên đỉnh núi cao gieo mình xuống tự tử cịn có lợi ích hơn”. Thế là, Tỳ khưu Vakkali đến núi Gijjhakūṭa, leo lên đỉnh núi.
Bậc Đạo Sư biết được sự chán nản trong tâm của Vakkali, Ngài suy nghĩ: “Nếu Tỳ khưu Vakkali không được sự an ủi của Như Lai, duyên lành của y sẽ bị tổn giảm”.
Đức Thế Tơn phóng hào quang đến trước mặt Tỳ khưu Vakkali vẫy gọi rằng: - Nầy Vakkali hãy đến đây!
Tỳ khưu Vakkali nghe Đức Thế Tôn kêu gọi, mọi sầu muộn trong tâm vụt tan biến. Vị ấy nghĩ rằng: “Bậc Đạo Sư gọi đến ta”.
Bậc Đạo Sư như hồ nước trong mát đã làm nhiệt não của Vakkali tiêu mất, vị ấy phát sanh phỉ lạc, nhưng nhìn quanh khơng thấy đường đi xuống, lập tức Vakkali từ trên cao gieo mình xuống trước mặt Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn tuyên thuyết lên kệ ngôn khi Vakkali con lơ lửng trên hư không.
“Pāmojjabahulo bhikkhu, “Tỳ kheo nhiều hân hoan,
Pasanno buddhasāsane; Tịnh tín giáo pháp Phật,
Adhigacche padaṃ santaṃ, Chứng cảnh giới tịch tịnh,
Saṅkhārūpasamaṃ sukhaṃ”. Các hạnh an tịnh lạc”.
CHÚ GIẢI:
Nên hiểu ý nghĩa của kệ ngôn rằng: Vị Tỳ kheo đầy phỉ lạc, thường vun bồi niềm tin nơi Giáo Pháp. Vị Tỳ khưu tịnh tín trong Giáo Pháp sẽ chứng đạt Níp Bàn, được gọi là Santapada chấm dứt các hành, an lạc (tối thượng).
Rồi Đức Thế Tơn đưa tay phóng hào quang đỡ lấy Vakkali với bài kệ rằng: - Hãy đến đây Vakkali! Ngươi đừng sợ, hãy nhìn Như Lai. Như Lai sẽ đưa ngươi lên như người dẫn voi bị sa lầy lên đất liền vậy. Hãy đến đây, nầy Vakkali, ngươi đừng sợ hãy nhìn Như Lai, Như Lai sẽ đưa ngươi lên như người giúp mặt trăng thoát khỏi Rāhu vậy.
Vị ấy phát khởi phỉ lạc mãnh liệt, khi chân vừa rời khỏi núi, rơi vào hư không, suy tưởng được lời dạy của Bậc Đạo Sư, tịnh chỉ niềm phỉ lạc tại trong hư khơng đó và chứng đắc A La Hán Quả cùng với tuệ phân tích. Từ trên hư không vị ấy bước xuống đảnh lễ dưới chân Bậc Đạo Sư đứng trước mặt Ngài.
Thời gian sau, Đức Thế Tôn ban cho Trưởng lão Vakkali địa vị đệ nhất niềm tin nơi Đức Thế Tôn (saddhādhimutta).
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 295
Dịch Giả Cẩn Đề
Xuất gia để được ngắm Phật Đà, Đại đức không ngờ bị đuổi ra, Phật hỏi: “Thầy nhìn chi xác thúi?” Kẻ nào thương pháp, tức thương ta, Nói chi, thầy lên đỉnh Linh San, Quyết lịng tự tỏ giải trình sau, Thời nay, Phật hiện kêu, thức tỉnh, Nghe pháp, lòng tràn ngập hỷ hoan, Trọn tin giáo pháp của cha lành, Bỏ hỷ, tâm thầy vẫn tịnh thanh, Tiến đến xả ly thân ngũ uẩn, Đắc thần thông với quả Vô sanh.
DƯT TÍCH TRƯỞNG LÃO VAKKALI
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 4 Trang 297