Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị trung bình cả nước đạt khoảng 92%, cịn 8% khối lượng CTR không được thu gom và bị thải bỏ vào môi trường xung quanh. Các thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tương đối cao (Hà Nội đạt 99%, TP Hồ Chí Minh đạt 100%, Đà Nẵng đạt 100%, Cần Thơ đạt 95,5%, Hải Phịng đạt 97%). Ngồi ra, tại các đơ thị, nhiều trạm trung chuyển, một số điểm tập kết cịn có hiện tượng tồn đọng CTR sinh hoạt kéo dài, gây mùi khó chịu, khiến người dân bức xúc do môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. [2]
1.1.2.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn
Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt, gồm 381 lò đốt CTR sinh hoạt, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chơn lấp, trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTR sinh hoạt để thu hồi năng lượng phát điện hoặc có kết hợp nhiều phương pháp xử lý.
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống ủ rác thải sinh hoạt hữu cơ kiểu trống quay, công suất 10 kg/ngày
Sinh viên thực hiện: Trần Trương Hoàng Vy Người hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn 11
Trên tổng khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chơn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.
Về thời điểm đưa vào vận hành, 34,4% các cơ sở chế biến compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm 2010. Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý theo phương pháp đốt được vận hành trước năm 2010. Hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2014. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần đây.
a) Phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong số các bãi chơn lấp hiện nay chỉ có khoảng 20% là bãi chơn lấp hợp vệ sinh, cịn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã. [2]
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp chủ yếu đang được áp dụng tại các đơ thị lớn, ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong một số trường hợp, việc quản lý, vận hành bãi chôn lấp đi kèm với trách nhiệm thu gom, xử lý nước rỉ rác phát sinh; trong trường hợp khác, việc xử lý nước rỉ rác được giao cho đơn vị độc lập với đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp. Các bãi chôn lấp tại các thành phố lớn nêu trên hiện đang quá tải, có khả năng gây ơ nhiễm môi trường và thường gặp phải sự phản đối của người dân. [2]
(Nguồn: Tạp chí Mơi trường) (Nguồn: Zing News)
Hình 1.9. Bãi xử lý rác thải Nam Sơn (Hà Nội)
Hình 1.10. Bãi xử lý rác thải Đa Phước (TP Hồ Chí Minh)
b) Tái chế làm compost
Hiện trên cả nước có 37 cơ sở áp dụng cơng nghệ này. Cơng nghệ này sử dụng phần chất thải hữu cơ để chế biến compost; phần chất thải vô cơ và cặn bã khác phải tiếp tục xử lý bằng phương pháp khác. [2]
Chế biến compost u cầu có cơng đoạn phân loại. Hiện nay, hầu hết việc phân loại được thực hiện trước khi ủ, phần sau ủ được tiếp tục qua công đoạn sàng, lọc để thu hồi chế biến compost. Quá trình phân loại trước khi ủ thường phát sinh ô nhiễm như mùi hôi, nước rỉ rác... [2]
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống ủ rác thải sinh hoạt hữu cơ kiểu trống quay, công suất 10 kg/ngày
Sinh viên thực hiện: Trần Trương Hoàng Vy Người hướng dẫn: TS. Phạm Phú Song Toàn 12
(Nguồn: http://www.biwase.com.vn/)