2. So sánh giá thuốc biệt dược gốc trúng thầu
4.1. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc trúng thầu tại một số bệnh viện trung ương theo một số chỉ tiêu
theo một số chỉ tiêu
Nghiên cứu kết quả trúng thầu tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016 (biệt dược gốc chiếm 55,6% giá trị trúng thầu) [10] và kết quả trúng thầu của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trong cùng năm (biệt dược gốc chiếm 67,94% giá trị trúng thầu) [17] cho thấy biệt dược gốc chiếm tỷ trọng lớn. Điều này được lý giải do đơn giá thuốc biệt dược gốc vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các thuốc generic. Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Quế về kết quả đấu thầu 05 hoạt chất trong Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp Quốc gia đều là các thuốc thuộc nhóm điều trị ung thư và điều hịa miễn dịch có giá trị lớn nên sự chênh lệch về giá trị trúng thầu biệt dược gốc càng lớn (biệt dược gốc chiếm 68,7% giá trị trúng thầu) [16].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc cao cũng là thực trạng chung tại các bệnh viện tuyến trung ương trên cả nước. Tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 tỉ lệ sử dụng biệt dược gốc là 61,00% [9]; bệnh viện Hữu Nghị năm 2018 là 57,51% [8]. Điều này phản ánh nhu cầu sử dụng biệt dược gốc lớn tác động tới việc xây dựng nhu cầu về danh mục, số lượng của các thuốc khi tổ chức đấu thầu cũng như ảnh hưởng tới kết quả trúng thầu.
4.1.1. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc biệt dược gốc trúng thầu bao gồm 21 nhóm tác dụng dược lý với 485 khoản mục, phần lớn tập trung vào 11 nhóm thuốc có giá trị lớn. Các nhóm này chiếm hơn 70% tổng giá trị tiền thuốc biệt dược gốc trúng thầu, trong đó thuốc điều trị ung thư và điều hịa miễn dịch có số khoản mục và giá trị tiền thuốc trúng thầu lớn nhất (chiếm 13,40% số khoản mục và 36,42% giá trị tiền thuốc trúng thầu). Điều này có thể lý giải do các thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch là các thuốc đặc thù, kỹ thuật bào chế và thiết bị hiện đại nên các thuốc generic chưa đáp ứng được hiệu quả điều trị hoặc chưa có thuốc thay thế, nên vẫn cần một lượng lớn các thuốc biệt dược gốc. Đồng thời các mặt
55
hàng trong nhóm thuốc thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch đều có giá cao, vì vậy giá trị tiền thuốc trúng thầu chiếm tỷ lệ lớn. Đứng thứ 2 về giá trị trúng thầu thuốc biệt dược gốc là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với hơn 284 tỷ đồng (chiếm 9,97%). Điều này phản ánh một phần thực tế của Việt Nam, khi môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn khơng được kiểm sốt chặt chẽ, lối sống nhanh, hạn chế thời gian rèn luyện nâng cao thể trạng cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm khiến cho các bệnh lý nhiễm khuẩn gia tăng nhanh chóng. Một lý do khác là tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra tại một số cơ sở khám chữa bệnh và trên thị trường bán lẻ dẫn đến vấn đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Điều này khiến việc lựa chọn kháng sinh trở nên khó khăn cũng như phải tăng thời gian điều trị, các kháng sinh cũ khơng cịn đảm bảo hiệu quả, làm tăng nhu cầu sử dụng các loại kháng sinh mới phát minh, còn hạn bảo hộ, giá thành cao, từ đó làm tăng chi phí tiền thuốc. Tiếp theo với vị trị thứ 3,4 lần lượt là nhóm tim mạch với 64 khoản mục (chiếm 13,20%) với giá trị hơn 255 tỷ đồng (chiếm 8,93%) và nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 51 khoản mục (chiếm 10,52%) với giá trị hơn 245 tỷ đồng (chiếm 8,58%). Theo Thống kê Y tế, xu hướng bệnh tật tử vong Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy gánh nặng từ các bệnh lý không lây nhiễm như ung thư, tim mạch… ngày càng có xu hướng tăng (tỷ lệ mắc các bệnh không lây từ 67,43% năm 2014 tăng lên 70,89% năm 2018) [19]. Đối tượng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch như: tăng huyết áp, rung nhĩ, xơ vữa động mạch… thường có khả năng gặp các tai biến nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Đây cũng là đối tượng thường mắc kèm các bệnh chuyển hóa khác như: gout, đái tháo đường, suy giáp… Đây là một vòng tròn bệnh lý, khi đái tháo đường cũng có các biến chứng lên mạch máu với biểu hiện là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid và các bệnh lý về thần kinh. Các bệnh về tuyến giáp đều có ảnh hưởng đến tim mạch như bệnh cường giáp làm nhịp tim tăng nhanh; bệnh suy giáp có thể gây nhịp tim chậm, huyết áp thấp và có thể dẫn đến suy tim. Do đó, cần đẩy mạnh
56
cơng tác dự phịng, thiết lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tồn dân, kiểm sốt các bệnh không lây nhiễm.
Như vậy, 4 nhóm thuốc biệt dược gốc có giá trị cao nhất chiếm hơn 60% tổng giá trị tiền thuốc trúng thầu gồm: thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch (chiếm 36,42%), thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (chiếm 9,97%), thuốc tim mạch (chiếm 8,93%), hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (chiếm 8,58%).
Trong nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hịa miễn dịch, phân nhóm thuốc điều trị đích chiếm tỷ trọng tiền thuốc trúng thầu lớn nhất với 65,62%, tiếp đó là phân nhóm hóa chất với 20,04%.
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, phân nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 74,17%. Trong đó, các thuốc kháng sinh beta-lactam chiếm 58,84 % giá trị tiền thuốc trúng thầu của phân nhóm này.