BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Một phần của tài liệu Bao cao TNN Dau Tieng (Trang 91)

I. Quan điểm về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất của huyện

Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược hàng đầu với mỗi Quốc gia, vùng miền và mỗi địa phương, đối với nước mặt cũng như nước dưới đất. Nội dung chính là bảo vệ trước nguy cơ cạn kiệt, nguy cơ ơ nhiễm suy thối nguồn nước; phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, phát triển tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi do tài nguyên nước gây ra….

- Mục tiêu và nội dung chính của các cơng tác bảo vệ tài ngun nước dưới đất huyện không được tách rời mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà nó phải là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất huyện Dầu Tiếng được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích khả năng đáp ứng của tầng chứa nước và hiện trạng khai thác, sử dụng nước các cơ sở, hộ dân trên địa bàn huyện.

- Mặt khác, công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất là nhiệm vụ của toàn dân, các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân phải tích cực tham gia nhằm giảm thiểu ơ nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dưới đất, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, do đó kế hoạch bảo vệ mơi trường phải dựa vào ý thức cộng đồng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung :

Mục tiêu chung của kế hoạch là quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo phương thức tổng hợp, toàn diện và hiệu quả cao nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

2. Mục tiêu cụ thể :

- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên nước dưới đất nói riêng, đảm bảo cân bằng sinh thái, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.

- Cân đối hài hòa tỷ lệ khai thác sử dụng nguồn nước mặt và nước dưới đất, đảm bảo 100% các tầng chứa nước dưới đất khơng bị suy thối, cạn kiệt;

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng nước dưới đất đều đăng ký và được cấp phép khai thác nước dưới đất;

- 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng nước dưới đất đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp ( khai thác đúng vị trí, lưu lượng, chiều sâu, tầng chứa nước; xây dựng đới bảo hộ vệ sinh khu vực cơng

trình khai thác nước dưới đất; thực hiện đầy đủ chế độ quan trắc, giám sát mực nước, lưu lượng, chất lượng nước, báo cáo định kỳ …);

- 100% giếng khai thác nước dưới đất bị hư hỏng, không sử dụng được trám lấp theo quy định;

- 100% hộ dân trên địa bàn huyện được cung cấp nước hợp vệ sinh;

III. Nhiệm vụ và giải pháp:

Để quản lý, bảo vệ nước dưới đất một cách hiệu quả cần xây dựng nhiệm vụ, đề xuất giải pháp cụ thể, theo thứ tự ưu tiên, theo từng giai đoạn nhằm bảo vệ và phòng ngừa suy cạn, nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất trước mắt và lâu dài. Qua kết quả nghiên cứu của Đề án về đặc điểm địa chất thủy văn, trữ lượng khai thác tiềm năng, phân bố nước dưới đất trên địa bàn huyện, thực trạng khai thác sử dụng nước dưới đất, chất lượng nước dưới đất, tập thể tác giả xin đề xuất một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp như sau:

1. Ban hành danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa huyện Dầu Tiếng.

Căn cứ vào Quy định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Ban hành danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa huyện Dầu Tiếng, với nội dung như sau:

a) Vùng cấm khai thác nước dưới đất:

* Phạm vi:

Bao gồm tất cả các nghĩa trang, bãi rác nằm rải rác ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

* Giải pháp quản lý:

- Khơng cấp phép thăm dị, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với tầng 1 (Pleistocen giữa trên), tầng 2 (Pleistocen dưới); Được phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với tầng 3 (Plitocen giữa), tầng 4 (Pliocen dưới) trong thời hạn 3 năm kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015. Sau đó sẽ được xem xét gia hạn nếu khu vực chưa có nước cấp tập trung. Trường hợp khu vực đã có nước cấp tập trung chỉ được cấp phép khai thác nước dưới đất phục vụ tưới cây và phòng cháy chữa cháy.

b) Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:

* Phạm vi:

Thị trấn Dầu Tiếng

* Giải pháp quản lý:

Chỉ được cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới trong tất cả các tầng chứa nước với 70% nhu cầu sử dụng, nhu cầu còn lại phải sử dụng nước

cấp tập trung. Trường hợp hệ thống nước cấp tập trung chưa phủ kín hoặc khơng đảm bảo nhu cầu sử dụng thi được cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng trong các tầng chứa nước theo nhu cầu.

c) Vùng đăng ký khai thác nước dưới đất không thuộc diện phải xin phép

* Phạm vi:

Bao gồm thị trấn Dầu Tiếng; các ấp, khu phố có nghĩa trang và bãi rác; các khu, cụm cơng nghiệp đã có hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện.

* Giải pháp quản lý:

Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có chiều sâu lớn hơn 20m phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Thời gian thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.

2. Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phịng chống có hiệu quả suy thối nguồn nước:

- Ngoài thực hiện theo quy định về vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, cần triển khai thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quy định quản lý tài nguyên nước; thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về quản lý tài nguyên nước dưới đất vào điều kiện thực tế của huyện để thực hiện tốt công tác quản lý khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên nước;

- Thực hiện tốt chính sách tài chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, khuyến khích đầu tư cung cấp nước sinh hoạt, thu gom xử lý nước thải và các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, cải thiện và nâng cao chất lượng nước trên địa bàn huyện;

3. Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước dưới đất:

- Phân vùng mức độ khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện theo trữ lượng tiềm năng; Định hướng lựa chọn vị trí, khu vực cho phát triển các ngành nghề sản xuất, quy mô đầu tư, lưu lượng nước sử dụng phù hợp với phân vùng mức độ khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Vùng giàu và tương đối giàu nước: có thể phát triển ngành nghề dùng nhiều nước: chế biến cao su, giấy, sữa, các loại nước giải khát….

+ Vùng giàu nước trung bình: phát triển dùng ngành nghề ít nước: may mặc, điện tử, công nghệ cao, ngành nghề thủ công, các loại cây trồng cần ít nước….

+ Vùng ít nước, khan hiếm nước: Hạn chế khai thác; khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm; đề xuất mở rộng hệ thống nước cấp tập trung…

- Công bố các khu vực và các tầng chứa nước dưới đất trên địa bàn huyện hiện nay đã có dấu hiệu ơ nhiễm để hạn chế khai thác;

- Tổ chức thống kế, kiểm kê các hoạt động khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện;

- Kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dị nước dưới đất, các hoạt động xả thải vào nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác quá mức, cơng trình khai thác khơng có đới bảo hộ vệ sinh làm nguy cơ cạn kiệt, suy thoái nguồn tài nguyên nước dưới đất;

- Kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trám lấp giếng khai thác tài nguyên nước bị hư hỏng, khơng cịn sử dụng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quan trắc động thái và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện;

- Tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng Kiến An, khu vực Núi Cậu…) để góp phần hạn chế giảm suy thối, cạn kiệt nguồn nước.

- Khuyến khích dùng loại gạch con sâu trong xây dựng sân, lề đường nhằm tạo điều kiện cho nước mưa có thể thẩm thấu xuống đất;

4. Điều hịa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước dưới đất và phát triển các mơ hình sử dụng nước hiệu quả

- Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 và các Quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất; căn cứ các quy hoạch này và thực tế nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn huyện, thực hiện phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất hợp lý giữa các ngành, các địa phương; ưu tiên bảo đảm nguồn nước cấp cho sinh hoạt;

- Kết hợp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất, chú trọng bảo vệ, dự trữ nguồn nước dưới đất; hạn chế khai thác nước dưới đất tại những khu vực có thể khai thác nước mặt (vùng ven sơng Sài Gịn, sơng Thị Tính, hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Nơm…);

- Rà sốt đánh giá hiện trạng các cơng trình, hệ thống khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó đề xuất nâng cấp cơ sở hạ tầng các cơng trình, hệ thống khai thác, sử dụng nước (do cấp tỉnh quản lý) hoặc có biện pháp cải tạo nâng cấp các cơng trình, hệ thống khai thác, sử dụng nước (do cấp huyện quản lý) nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thốt nước;

- Đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước cho khu vực xã Định An;

5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất.

- Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thơng có nội dung và hình thức tun truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

- Triển khai các hoạt động truyền thông về bảo vệ tài nguyên nước nhân dịp kỷ niệm Ngày khí tượng thế giới, Ngày nước thế giới, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia.....;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp, học sinh và người dân;

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, nâng cao vai trò trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan thơng tin đại chúng, các ban, ngành, đồn thể, chính quyền địa phương tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tài nguyên nước.

- Khuyến khích, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tố giác những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài ngun và mơi trường lên cơ quan có chức năng để kịp thời xử lý.

6. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý tài nguyên nước trên địa bàn huyện.

- Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ cấp huyện đến cấp xã để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước;

- Tăng cường năng lực, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; quản lý chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác ở địa phương;

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ làm cơng tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn huyện. Thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn huyện;

IV. MỘT SỐ ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN T

T

Tên nhiệm vụ, đề án Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện 1 Tổ chức thống kế, kiểm kê các hoạt động khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn

2

Thực hiện trám lấp giếng khai thác tài nguyên nước bị hư hỏng, khơng cịn sử dụng; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hộ dân trên địa bàn huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn

Năm 2016 - 2017

3

Thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Phịng Tài ngun và Mơi trường

Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn

Hàng năm

4

Đầu tư các cơng trình giếng quan trắc động thái và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện

Phòng Tài nguyên và Mơi trường Phịng Kế hoạch tài chính, Phịng Đơ thị, Ủy ban

nhân dân các xã, thị trấn

Năm 2016 - 2018

5

Cải tạo, nâng cấp các cơng trình, hệ thống khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thốt nước; Phịng Đơ thị Phịng Nơng nghiệp, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Kế hoạch tài chính Năm 2016 - 2020 6

Đầu tư xây dựng công trỉnh cấp nước cho khu vực xã Định An Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phịng Nơng nghiệp, Phịng Đơ thị, Phịng Kế hoạch tài chính Năm 2016 - 2017 7

Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ cấp huyện đến cấp xã để đáp ứng yêu cầu cơng tác quản lý tài ngun nước.

Phịng Nội vụ

Phịng Tài ngun và Mơi trường; Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn

Năm 2016 - 2017

8

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên

Phòng Tài nguyên và

Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn; Uỷ ban

nước dưới đất Môi trường quốc huyện, các đoàn thể

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Triển khai thực hiện:

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các đề án, nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch này, các cơ quan chuyên môn, ban, ngành thuộc huyện và Ủy ban nhân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị mình, đồng thời xây dựng nội dung, dự tốn kinh phí chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Bao cao TNN Dau Tieng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)