I. Hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
5. Giá trị vi sinh (Coliform)
Kết quả phân tích cho thấy Coliform vào mùa khơ đều không phát hiện, riêng mùa mưa tại cục bộ một số điểm cục bộ vượt tiêu chuẩn từ 1,3 đến 2 lần (NM CB CS Bến Súc, TCN Minh Tân, TCN Định Thành), có thể do khu vực giếng cách ly chưa tốt, tại thời điểm lấy mẫu có mưa khiến nước chảy tràn kéo theo tạp chất bẩn ngấm vào giếng làm ô nhiễm cục bộ. Chi tiết xem bảng tổng hợp và biểu đồ:
Bảng IV. 6 - Kết quả phân tích coliform
TT Điểm quan trắc Coliform(mg/l) Mùa khơ Mùa mưa 1 NM CB CS Bến Súc 0 4 2 TCN Minh Hòa 0 0 3 TCN Minh Tân 0 4
4 Cty CS Minh Tân 0 0
5 Cty CS Minh Thành 0 3 6 TCN TT Dầu Tiếng 0 3 7 TCN Định An 0 0 8 TCN Định Hiệp 0 0 9 TCN Định Lộc 0 2 10 TCN Định Thành 0 6 11 CS SX Hồng Thanh 0 0 12 Cty TNHH Lập Phát 0 0 13 Hộ Lê Văn Kế 0 0 14 Hộ Nguyễn T. Liên 0 0
15 NM CB CS Phú Bình 0 0 16 TCN Định Hiệp 0 0 17 NT CS Thanh An 0 0 18 TCN Thanh An 0 0 19 TCN Thanh Tuyền 0 3 20 Hộ Nguyễn T. T. Lan 0 0 21 UBND xã Định An 0 0 QCVN 09/2008/BTNMT 3
Hình IV. 14 - Biểu đồ Coliform
Hàm lượng hầu hết các chất đều thấp hơn chuẩn của QCVN 09. Tuy nhiên, Coliform vượt chuẩn cao nhất là 2 lần ở khu vực Định Thành và các khu vực khác như Bến Súc, Minh Tân, Minh Thành, Dầu Tiếng, Định Lộc, Thanh Tuyền cao vượt chuẩn vào mùa mưa. Điều này có khả năng do các giếng khoan khơng được bảo vệ kỹ bằng các sàn bệ xi măng, khi mùa mưa, nước mưa cuốn theo nước bẩn có coliform từ bề mặt thấm xuống nước dưới đất gây ra hiện tượng nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Với mật độ dân số ít thưa, khoảng 162 người/km2, kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, do đó, chất lượng nước dưới đất khu vực huyện Dầu Tiếng còn tốt, bên cạnh đó một số nơi có các hoạt động sản xuất như khu vực nhà máy cao su Bến Súc có COD, cao vượt QCVN 09 là 1,1 lần, các khu vực như nông trường cao su Thanh An, khu vực xã Định An có hàm lượng COD cao, chạm ngưỡng QCVN 09. Ngoài ra, các chỉ tiêu Coliform, Amoni cao ở các khu vực Bến Súc, Minh Tân, Minh Thành, Định Thành, Thanh Tuyền, Định An và Dầu Tiếng, tuy nhiên chưa đến mức nghiêm trọng, song cũng cần lưu ý. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của các nguồn thải dạng ngấm thẳng trực tiếp từ mặt đất xuống ảnh hưởng đến đến chất lượng nước dưới đất mạnh hơn so với các nguồn khác. Các nguồn thải chủ yếu là nước thải từ canh tác nông nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa cuốn theo các chất thải chưa thu gom triệt để được. Giá trị pH của nước nước dưới đất khá thấp, mặc dù khơng có đất phèn hoạt động. Đây là xu
thế chung của nguồn nước dưới đất của khu vực Dầu Tiếng cũng như của cả địa bàn tỉnh Bình Dương, nguyên nhân có thể do các u tố như q trình rửa trơi các chất ơ nhiễm bởi nước mưa. Tóm lại, nước dưới đất khu vực huyện Dầu Tiếng có chất lượng tốt, chỉ bị nhiễm Coliform, Amoni, COD ở vài khu vực với mức độ nhẹ do các giếng khoan chưa được bảo vệ tốt bằng các bệ giếng xi măng, do đó trong quá trình sinh hoạt, nước bẩn trên mặt đất lẫn nước mưa ngấm xuống, cần phải tuyên truyền người dân dùng giếng có xây sân giếng, các giếng không sử dụng phải được trám lấp đúng kỹ thuật.