TT Nhóm bệnh Mã ICD Số lƣợt
BN
Tỉ lệ (%)
1 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng A06-A67 37.789 31,1
2 Bệnh tiêu hóa K02-K93 29.683 24,4
3 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 12.787 10,5
4 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết M05-M99 7.282 6,0
5 Bệnh hệ hô hấp J02-J22 7.120 5,9
6 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài
S02-T98 6.076 5,0 7 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển
hóa
E00-E35 5.289 4,4 8 Bệnh mắt và phần phụ của mắt H00-H32 3.618 3,0
9 Bệnh da và mơ ngồi da L00-L99 3.169 2,6
10
Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng bất thường, không phân loại khác
R00-R82 2.015 1,7
11 Bệnh tai và xương chũn H55-H99 1.971 1,6
12 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
P00-P08 1.370 1,1
13 Bệnh hệ thần kinh G00-G13 1.264 1,0
14 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục N00-N82 1.164 1,0
15 Khác 965 0,8
Tổng số 121.562 100
Những điểm mạnh và tồn tại trong sử dụng thuốc hiện nay của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa.
* Điểm mạnh.
- Bệnh viện ngày càng triển khai nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị hiện đại. Hội đồng thuốc của bệnh viện hoạt động theo chức năng, công tác lựa chọn thuốc bắt đầu được quan tâm. Tổ Dược lâm sàng với 3 DSCKI, 1 DS ĐH hoạt động bán chuyên trách.
25
- Là bệnh viện đa khoa của một huyện đông dân, điểm đến của nhiều bệnh nhân thuộc khu vực lân cận, vì thế mơ hình bệnh tật của Bệnh viện rất đa dạng. Do vậy, danh mục thuốc bệnh viện khá phong phú về chủng loại thuốc.
* Một số tồn tại trong sử dụng thuốc.
- Hiện nay bệnh viện vẫn chưa có kinh phí thực hiện mua các máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, nên việc điều trị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các bác sỹ. Một số chỉ định kháng sinh đồ khi cần vẫn phải thực hiện qua Bệnh viện Medlatec Thanh Hóa nên cịn chưa thuận lợi khi tiến hành.
- Phác đồ điều trị chuẩn hiện vẫn chưa được xây dựng. Nhiều bác sỹ vẫn chưa nắm vững thông tin về chỉ định, liều dùng và chống chỉ định với các thuốc. Do vậy, vẫn cịn tình trạng chỉ định một số thuốc chưa xem xét đến liều, khoảng cách đưa liều, và hiệu chỉnh liều trên các đối tượng khuyến cáo,...
- Việc đào tạo, cập nhật thông tin sử dụng thuốc tại bệnh viện vẫn chưa được thực hiện liên tục.
- Tổ Dược lâm sàng hiện chỉ thực hiện thông tin, các khuyến cáo. Chưa có những kiến nghị và can thiệp để thay đổi vấn đề sử dụng thuốc.
1.6. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với với tình hình kháng kháng sinh như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả điều trị, hiệu quả quản lý chi phí khám chữa bệnh từ nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế là một vấn đề đang rất được quan tâm.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn, Kháng sinh luôn chiếm tỉ lệ sử dụng lớn, đặc biệt là nhóm kháng sinh điều trị nội trú. Là một bệnh huyện đa khoa, mơ hình bệnh tật đa dạng, tuy nhiên các mặt bệnh nội trú chủ yếu liên quan đến nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh cấp tính, các triệu chứng cấp tính của các bệnh mãn tính. Vì thế Kháng sinh sẽ là nhóm thuốc thiết yếu của bệnh viện.
Tuy nhiên hiện nay, chưa có bất cứ một đánh giá nào về việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh của bệnh viện nội trú từ trước đến nay. Do đó với mong muốn kết quả của đề tài sẽ góp phần cho việc sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý hơn.
26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối với mục tiêu 1:
- Báo cáo danh mục thuốc Kháng sinh năm 2019 nội trú và ngoại trú, danh mục thuốc sử dụng điều trị nội trú trên phần mềm Minh Lộ tại Khoa Dược
Đối với mục tiêu 2:
- Hồ sơ bệnh án nội trú điều trị VPMPCĐ có sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn năm 2019,
- Bảng kê chi phí KCB nội trú của các HSBA được lưu trên phần mềm tại bệnh viện.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2019
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang:
- Hồi cứu số liệu liên quan đến cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú năm 2019
- Hồi cứu số liệu liên quan đến thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú năm 2019
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
27
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN NĂM 2019
Mục tiêu 1:
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh trong điều trị
nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa
năm 2019.
Mục tiêu 2:
Phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ nội trú tại Bệnh viện
đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa năm 2019.
- Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh nội trú trong tổng thuốc sử dụng nội trú năm 2019 - Cơ cấu thuốc kháng sinh nội trú theo nguồn gốc xuất xứ
- Cơ cấu thuốc kháng sinh theo cấu trúc hóa học
- Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng
- Cơ cấu thuốc kháng sinh đơn thành phần, đa thành phần
- Phân tích liều DDD/100 ngày - giường của các thuốc kháng sinh nội trú
- Phân tích giá trị tiêu thụ cho một liều DDD của các thuốc kháng sinh nội trú
- Chi phí HSBA, chi phí thuốc, chi phí KS, thời gian nằm viện của BN, số ngày sử dụng KS
- Số KS trên HSBA, Só lượt KS được chỉ định, số KS trong phác đồ ban đầu, lựa chọn KS ở phác đồ ban đầu phù hợp với mức độ nặng của bệnh.
- Thay đổi KS trong quá trình điều trị, chuyển đường dùng KS.
- Khoảng cách đưa liều, liều dùng của kháng sinh.
- Phối hợp KS, tương tác KS, chỉ định xét nghiệm vi sinh, KS được làm KSĐ.
- Các ADR liên quan đến kháng sinh và biểu hiện.
28
2.2.2. Biến số nghiên cứu
2.2.2.1. Các biến số về phân tích cơ cấu danh mục kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện