Để trả lời cho câu hỏi này, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa “công nghệ” và “công cụ” là điều cần thiết. “Công nghệ” là “Kết quả sự vận dụng tri thức khoa học và các khám phá khoa học ứng dụng trong một lãnh vực ứng dụng cụ thể, thường được thể hiện dưới dạng một giải pháp hệ thống mang tính mới mang tính đột phá” (theo Tự điển Cambridge và Tự điển Oxford), hay “Sự vận dụng tri thức khoa học trong một lãnh vực ứng dụng thực tiễn” (theo Tự điển Meriam-Webster), hay “Tập hợp hay tổ hợp của các phương pháp, hệ thống, và thiết bị, được kiến tạo dựa vào sự vận dụng tri thức khoa học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong một lãnh vực ứng dụng thực tiễn” (theo Tự điển Collins, Tự điển Oxford và Tự điển Longman). Nói cách khác, “cơng nghệ” là một giải pháp mang tính hệ thống và phổ quát, được hình thành và chuẩn hóa để giải quyết một bài tốn kỹ thuật cụ thể, được ứng dụng trong thực tiễn , dựa trên những tri thức về khoa học và kỹ thuật, thường “công nghệ” thường mang ý nghĩa về những giải pháp tồn diện mang tính đột phá. Vậy “cơng cụ” có thể xem là một phần của một giải pháp hay một công nghệ, hay là giải pháp vật lý hiện hữu (physical solution) được dùng để giải quyết những bài toán nhỏ cụ thể trong một bài toán, hay một khâu trong một vấn đề tổng quan. Câu hỏi được đặt ra có thề được trả lời như sau:
- “Nha khoa kỹ thuật số” là một công nghệ mới được áp dụng trong khoa học nha khoa (dental sciences), cả về mặt lâm sàng và học thuật, và là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa tri thức lâm sàng của khoa học nha khoa và các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất trong kỹ thuật tự động hóa, khoa học máy tính, các tri thức khoa học ứng dụng, công nghiệp sản xuất linh hoạt tích hợp với máy tính (computer integrated flexible manufacturing systems - CIFMS) và thành tựu của các ngành cơng nghiệp phụ trợ trong. Ngồi ra, nha khoa kỹ thuật số cũng là sản phẩm tích hợp ứng dụng tri thức về trí tuệ nhân tạo ứng dụng (applied artificial intelligence - AAI) để tăng cường khả năng tự ra quyết định cho các quy trình kỹ thuật, hệ thống thiết bị, thiết bị ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Về mặt ý tưởng và giải pháp tổng thể, nha khoa kỹ thuật số là “công nghệ”. - “Nha khoa kỹ thuật số” cũng có thể xem là một “cơng cụ”, chính xác là một “cơng cụ đắt tiền”, nếu xét trên hiện trạng ứng dụng và khả năng đáp ứng các nhu cầu trong điều trị nha khoa, cũng như tính “thơng minh chủ động” (intellectual activity) của các hệ thống thiết bị, hay thiết bị kỹ thuật số được sử dụng trong từng công đoạn. Dù hiện nay, một số thiết bị và giải pháp kỹ thuật số của giải pháp này được các nhà sản xuất và nhà công nghệ thơng báo là sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trên thực tế thì các vấn đề biến công cụ trở nên “thông minh hơn”, với AI, cho các công tác điều trị vẫn cần một quãng đường dài để hiện thực hóa. Thiết bị và giải pháp được trang bị một phần nhỏ ứng dụng AI để thu thập các thói quen của người sử dụng để đưa ra một số hiệu chỉnh cho thông số hoạt động và quy trình xử lý các dữ liệu thu thập được hiệu quả nhất. Đây là hiện trạng của nha khoa kỹ thuật số, dễ dàng thấy được ở: (1) - một số thiết bị quét quang học trong miệng (IOS) thế hệ mới của 3Shape AS, Dentsply - Sirona, (2) - một số phần mềm dùng để lập kế hoạch điều trị và phẫu thuật, trong cấy ghép nha khoa, phẫu thuật
hàm mặt, chỉnh nha, v.v... và (3) - các giải pháp liên quan đến công nghệ CAD/ CAM nha khoa. Thường được thể hiện bằng thư viện hay ghi nhớ thói quen của người sưử dụng và tối ưu hóa cách thiết bị vận hành, do đó giải pháp nha khoa kỹ thuật số vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp các dữ liệu và đề xuất chuyên môn thô, việc ra quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng. Do đó, “nha khoa kỹ thuật số” hiện vẫn là một “cơng cụ” có phương thức học thơ sơ nhất - “học thuộc lòng” - được thể hiện bằng các “thư viện tùy biến” lưu giữ các kinh nghiệm thiết bị được trải nghiệm với nguời sử dụng. Các thông tin này sẽ được hồi tiếp về cho các nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ, để được tiếp tục cải thiện và nâng cao khả năng xử lý vấn đề dưới các quy trình chuẩn hóa - hiệu quả - an toàn nhất cho các chuyên gia lâm sàng trong tương lai, theo nguyên tắc “plug-and-play” và “just-in-click”, đồng nghĩa tối thiểu hóa sự can thiệp của người sử dụng.
Vậy nha khoa kỹ thuật số hiện vẫn là một “công cụ đắt tiền”, tuy nhiên điều đó sẽ được cải tiến để trở nên “thơng minh” và chủ động hơn, nếu có đủ cơ sở dữ liệu học thích hợp. Một trong những rào cản lớn nhất của q trình này chính là sự đa dạng của các phương án lâm sàng khả thi và cả “vùng biên chấp nhận quá rộng” về tính chuyên nghiệp và y đức cho một vấn đề, được gọi là “lởi giải “mềm” và khơng có điều kiên biên” cho các nhà cơng nghệ. Ngồi ra, bài tốn này sẽ cần một thời gian đáng kể để giải quyết vấn đề “rào cản” về sự thấu hiểu và dung hịa chun mơn lẫn nhau giữa các chuyên gia lâm sàng và các nhà nghiên cứu công nghệ đồng thời cũng cần một sự đồng bộ và chia sẻ rõ ràng trên nền tảng chung của bức vẽ công nghệ nha khoa kỹ thuật số. Lời giải này sẽ được phân tích kỹ để các nhà giáo dục của cả mảng lâm sàng và kỹ thuật - cơng nghệ xây dựng được chương trình đào tạo huấn luyện đồng bộ và phối hợp trong đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực thích hợp phục vụ cho nha khoa kỹ thuật số tương lai. Nha khoa kỹ thuật số sẽ không ngừng trở nên hiệu quả hơn, hỗ trợ người sử dụng ở tầm cao hơn, quy trình thực hiện nhanh - gọn hơn và chi phí đầu tư thấp hơn để mở rộng phạm vi và quy mô ứng dụng để trở thành một cơng nghệ hồn thiện hơn.