Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng côngchức trong cơ quan hànhchính nhà nước và những vấn đề
3.1.1. Thực trạng cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước
Theo Quyết định Quyết định 1066/QĐ-TTg ngày 30/5/2020 phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước, tổng biên chế cơng chức năm 2020 của các cơ quan hành chính nhà nước là là 251.135 biên chế. Trong đó, các cơ quan hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà khơng phải là đơn vị sự nghiệp cơng lập có 108.368 biên chế; các cơ quan hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có 142.767 biên chế.
Biên chế công chức năm 2020 khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà khơng phải là đơn vị sự nghiệp cơng lập có 108.368 biên chế, nhiều nhất là Bộ Tài chính với 67.802 biên chế, kế đến là Bộ Tư pháp với 9.709 biên chế, Bộ Công thương 6.559 biên chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6.184 biên chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5.257 biên chế. Ít nhất là Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ có 21 biên chế.
Biên chế công chức của cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước là 142.767 người; trong đó Hà Nội nhiều nhất 8.042 người, TP Hồ Chí Minh là 7.227 người, Thanh Hóa 3.746 người.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã luôn coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 cũng như giai đoạn 2021- 2030 đều xác định xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong các mục tiêu trọng tâm. Qua 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính, chúng ta nhận thấy nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta đã đạt được kết quả nước đầu quan trọng. Phần lớn đội ngũ cơng chức hành chính các cấp có có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, ln phân đấu tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao năng lực. Nhiều cơng chức hành chính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế mở cửa hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực cơng tác có sự cân đối, hợp lý; nguồn công chức quy hoạch khá dồi dào, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ.
Đóng góp vào kết quả này có vai trị rất quan trọng của công tác ĐTBD công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung chương trình ĐTBD cơng chức đã bước đầu được đổi mới theo hướng phù hợp với các đối tượng học viên, cụ thể là chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước theo các ngạch cơng chức, chương trình bồi dưỡng cấp phịng, cấp vụ, cấp sở, cấp huyện. Nhiều cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức của các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn theo vị trí việc làm. Song song với q trình này là sự đổi mới phương pháp và hình thức ĐTBD cán bộ, cơng chức. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia ĐTBD cán bộ, công chức đã được quan tâm nhiều hơn. ĐTBD cơng chức trong cơ quan hành chính đã đạt được những kết quả quan trọng. Đối với cơng chức hành chính ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện: có gần 90% cơng chức đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; hàng năm có khoảng 87% cơngchức được cập nhật kiến thức pháp luật, 75% công chức được bồi dưỡng cập nhật các kiến thức, kỹ năng thực thi cơng vụ. Tổng số cơng chức hành chính được ĐTBD 5 năm vừa qua (2016-2020) khoảng 2.510.000 lượt người, trong đó có 407.000 về lý luận chính trị, 894.000 về kiến thức quản lý nhà nước,
1.076.000 về chuyên môn, 37.000 về ngoại ngữ và 96.000 về tin học [3].
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng mục tiêu nâng cao chất lược đội ngũ cơng chức hành chính vẫn cịn có những hạn chế, bất cập cần có giải pháp khắc phục. Chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế, yêu cầu mở cửa hội nhập. Mặc dù ĐTBD cơng chức hành chính được tăng cường, số lượng cơng chức tham gia các khóa ĐTBD khá lớn, nhưng chất lượng cơng chức hành chính chưa được nâng lên tương ứng. Nội dung và phương pháp ĐTBD cơng chức hành chính tuy đã có một số đổi mới, nhưng vẫn chưa có những cải cách cơ bản. Một bộ phận cơng chức hành chính suy thối phẩm chất, đạo đức, hách dịch, cửa quyền, thờ ơ, vô trách nhiệm, vô cảm, tham nhũng, lãng phí. Theo báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong cơng tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” của Ủy ban thường vụ Quốc hội, một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hố”. Một số cán bộ, cơng chức lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp,
chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội, trong đó có cả cán bộ cao cấp chậm được ngăn chặn, đẩy lùi.
Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính cũng cịn hạn chế. Số lượng chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp trong một số ngành, lĩnh vựccòn chiếm tỷ lệ thấp; đội ngũ chuyên gia đầu ngành cịn ít, chưa có đủ khả năng tham mưu cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạch định chính sách và giải quyết những vấn đề quản lý đang đặt ra.
Những hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân chính sau: các giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa trong quản lý cơng chức chậm được triển khai; quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt công chức hành chính chậm được thay đổi.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định 89/2021/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung); Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025. Đây là cơ sở quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cơng chức hành chính theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính nhà nước
Để nâng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập, chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế và cải cách hành chính nhà nước, ĐTBD cơng chức hành chính nhà nước đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác ĐTBD cơng chức hành chính các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động ĐTBD; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức trong bảo đảm chất lượng, hiệu quả ĐTBD. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương, nhất là trách nhiệm nêu gươngcủa người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong hoạt động bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức. Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước các cấp.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ĐTBD cơng chức hành chính nhà nước, tập trung vào 03 nội dung chính sau đây:
nước về ĐTBD cơng chức, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích cơng chức hành chính tích cực tham gia các khóa ĐTBD; gắn ĐTBD với quy hoạch, sử dụng công chức. Tiếp tục đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ sở ĐTBD cán bộ, cơng chức. Củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy của các cơ sở ĐTBD theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, khơng ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng; có cơ chế thu hút, tạo điều kiện để các cơ sở ĐTBD nâng cao năng lực và điều kiện tham gia bồi dưỡng công chức. Tăng cường sự phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan quản lý về ĐTBD; giữa các cơ sở ĐTBD và các cơ quan, đơn vị liên quan; nghiên cứu đổi mới cơ chế tài chính theo hướng giao ngân sách cho các cơ sở ĐTBD theo phương thức đặt hàng ĐTBD dựa trên nhu cầu của cơ quan quản lý, sử dụng cơng chức.
- Về chương trình, tài liệu bồi dưỡng: khẩn trương rà soát, sửa đổi, cập nhật, bổ sung các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức hành chính; tổ chức nghiên cứu, đánh giá chất lượng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng hiện hành; cập nhật, biên soạn lại bảo đảm tính khoa học, tính ứng dụng của các chương trình, tài liệu; hạn chế tối thiểu sự trùng lặp. Tăng cường biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm, cập nhật thơng tin, kiến thức theo hướng “cầm tay chỉ việc”.
- Về xây dựng đội ngũ giảng viên: phát triển đội ngũ giảng viên, bảo đảm yêu cầu giảng viên bồi dưỡng cơng chức hành chính có kinh nghiệm hoạtđộng thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm. Huy động và khai thác tối đa tiềm năng của đội ngũ giảng viên kiêm chức là những nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, nhất là các khóa bồi dưỡng cơng chức hành chính theo vị trí việc làm. Bổ sung, hồn thiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên, trong đó chú trọng việc quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giảng viên bồi dưỡng trong các cơ sở ĐTBD.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng cơng chức hành chính trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ: bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Bốn là, nâng cao năng lực quản lý ĐTBD. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐTBD chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; đẩy mạnh hoạt động đánh giá chất lượng bồi dưỡng cơng chức hành chính để từ đó có đánh giá, tổng kết, nhân rộng các hình thức, phương pháp, nội dung bồi dưỡng góp nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cơng chức hành chính từ trung ương đến địa phương.
Năm là, bố trí kinh phí ĐTBD cơng chức hành chính thỏa đáng nhằm bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ĐTBD hiệu quả, đúng quy
định. Nghiên cứu đề xuất cơ chế thu hút các nguồn lực ngồi nhà nước đầu tư, tham gia cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính nhà nước.
3.2. Phân tích thực trạng bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước
3.2.1. Thực trạng thể chế về bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm
Bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoáXII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã xác định cần phải đổi mới công tác ĐTBD cán bộ, công chức theo hướng thực học, thực làm, gắn kết nội dung học với cơng việc của từng cơng chức [12].
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã xác định cần: “Đổi mới nội dung và chương trình ĐTBD cán bộ, công chức; thực hiện việc ĐTBD theo các hình thức: hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm” [7].
Thể chế về ĐTBD công chức là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động ĐTBD công chức nhằm ĐTBD đội ngũ cơng chức chun nghiệp có năng lực, trình độ và phẩm chất để hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Thể chế về ĐTBD công chức là cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTBD công chức, thể hiện cam kết của Nhà nước về việc nâng cao năng lực làm việc của cơng chức. Ngồi ra nó cịn là cơ sở để các cơ quan nhà nước quản lý đối với hoạt động ĐTBD đội ngũ công chức.
Thể chế về ĐTBD cơng chức nói chung, bồi dưỡng cơng chức theo việc làm nói riêng hiện nay về cơ bản đã điều chỉnh khá tồn diện các khía cạnh khác nhau liên quan đến ĐTBD công chức, như xác định đối tượng, nội dung, chương trình ĐTBD; cơ sở thực hiện việc ĐTBD; quyền, nghĩa vụ của cơng chức tham gia các khóa ĐTBD; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong xây dựng chương trình, phân bổ chỉ tiêu ĐTBD; đánh giá, cấp chứng chỉ ĐTBD.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện những đổi mới quan trọng trong cách tiếp cận về ĐTBD cán bộ, công chức với mục tiêu trọng tâm là trang bị các kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ. Nghị định đãxác định chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm là một trong các chương trình ĐTBD cán bộ, cơng chức quan trọng. Nghị định đã chỉ rõ: “ĐTBD phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với cơng tác
dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [9]. Về phương pháp ĐTBD, Nghị định nhấn mạnh cần áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau. Nghị định 101/2017/NĐ-CP cũng quy định đội ngũ giảng viên ĐTBD cán bộ, công chức bên cạnh các giảng viên cơ hữu cần phải có giảng viên thỉnh giảng, giảng viên nước ngồi. Những quy định này là cơ sở quan trọng để triển khai hình thức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
Từ quan điểm, chủ trương trên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, cơng chức, tăng cường triển khai hình thức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm như: Luật Cán bộ, cơng chức 2008, Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính Phủ về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP; Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp cơng tác bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm có cơ sở triển khai trên phạm vi cả nước.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các chương trình bồi dưỡng cơng chức theo u cầu của vị trí việc làm. Nghị định 101/NĐ-CPcũng quy định bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện trong thời gian tối đa là 02 tuần, trong đó có các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm.
Tuy đã đạt được một số kết quả, thể chế về ĐTBD cơng chức theo vị trí việc làm vẫn cịn có những hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu. Những hạn chế này biểu hiện ở những nội dung chính sau:
Thứ nhất, do cơng chức ở Việt Nam bao gồm không chỉ những người làm trong cơ