1.1 .Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan
1.1.7 .Phát triển bền vững
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng
2.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trị với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trị tương đồng như sau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: thường chiếm tỷ trọng lớn,
thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Làm cho nền kinh tế năng động: đây là những doanh nghiệp có quy mơ
nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2009, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng ở mọi loại hình. So sánh giữa ba khối doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận thấy doanh nghiệp ngồi Nhà nước có tỷ lệ phát triển về mặt số lượng cao nhất (chiếm 95,7%) với tốc độ tăng đạt 24,1%/năm, hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 4,72 triệu lao động (chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp); vốn đầu tư ở khu vực này cũng khá cao (chiếm 39,5%), tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ đóng góp ngân sách thì khối doanh nghiệp ngồi Nhà nước chỉ dừng lại ở tỷ lệ 37,1%.
Hình 2.1.Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp Việt Nam năm 2010
Xét tỷ lệ vốn đầu tư thì khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 34,8%, cao hơn hẳn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct
Investment – FDI) chiếm 25,7%, tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách thì ít hơn hẳn
(chỉ đạt 18,5%) trong khi khối doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong cả ba khối là 44,4%. Số lượng lao động việc làm của khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 22,7% gần tương đương với khối doanh nghiệp FDI là 25,73%. Như vậy, khối doanh nghiệp FDI tạo ra khối lượng việc làm tương đương với khối Nhà nước, sử dụng vốn đầu tư ít hơn 1,4 lần nhưng hiệu quả của vốn đầu tư thì lại cao gấp 2,4 lần.
Các DNNVV với đặc điểm quy mơ nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Các DNNVV phát triển ở các địa phương thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương. Khác với khu công nghiệp (KCN) tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm cơng nghiệp địa phương có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng khơng địi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các DNNVV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh
nghiệp nhỏ và vừa thường chun mơn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường
đặt cơ sở ở những Trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung (gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các DNNN lớn phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước ngồi là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu đồng.
Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng cơng tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, ...), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, ...), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, ...),…