Kết luận Chươn gI

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập phước hòa (Trang 54 - 56)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.6. Kết luận Chươn gI

- Tôm càng xanh (M. rosenbergii) là một trong các loài động vật giáp xác di cư giữa nước mặn (lợ) và nước ngọt (nhóm lồi diadromous), chịu tác động tiêu cực, nghiêm trọng bởi đập, bờ cản trên sông, trong đó có đập Phước Hịa

song đến nay TCX chưa được xác định là một trong các đối tượng loài thủy sản mục tiêu ưu tiên của các ĐDCQĐ trên thế giới và Việt Nam.

- Khu vực nhiệt đới, nơi có thành phần và mật độ di cư các loài thủy sản rất lớn, nhưng đến nay các loại hình cơng trình ĐDCQĐ được xây dựng và áp dụng trong khu vực thường mơ phỏng theo loại hình cơng trình ĐDCQĐ ở khu vực Âu Mỹ cho lồi cá hồi mà chưa có sự lựa chọn hay xác định loài mục tiêu ưu tiên, bản địa và có giá trị kinh tế cao... để tiến hành các nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Đối tượng loài mục tiêu ở đây thường được xác định chung chung là các loài thủy sản chịu tác động của đập, bờ cản trên sông nên việc quản lý vận hành ĐDCQĐ thường thiếu tính định hướng khi thực hiện các nghiên cứu điều chỉnh, nâng cao hiệu quả của ĐDCQĐ. Do đó, việc quản lý vận hành ĐDCQĐ cho lồi mục tiêu (cụ thể là tơm càng xanh) được xem là cách tiếp cận mới, cần được quan tâm tiến hành hiện nay (mặc dù cũng cần phải có những nghiên cứu đánh giá nhằm giảm thiểu tác động, ảnh hưởng tới các loài thủy sản khác khi quản lý vận hành ĐDCQĐ cho loài mục tiêu).

- Theo Vũ Vi An và nnk (2013) [2], TCX không di cư qua ĐDCQĐ Phước Hòa; tuy nhiên, đến nay, trên thế giới khoảng hơn 2.000 cơng trình nghiên cứu khả năng di chuyển tập trung chủ yếu cho một số lồi cá, nhất là các lồi cá hồi... thay vì các lồi động vật giáp xác di cư như TCX. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt về cơ sở khoa học trong đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ nói chung và ĐDCQĐ Phước Hịa nói riêng cho lồi mục tiêu TCX. Do đó, nghiên cứu đã áp dụng và hiệu chỉnh hợp lý phương pháp thử nghiệm khả năng di chuyển chủ động và ép buộc hiện có cho lồi mục tiêu TCX nhằm ước lượng lưu tốc nước di chuyển bền vững, kéo dài và bật phóng của lồi này áp dụng cho ĐDCQĐ.

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu dữ liệu thứ cấp

- Nội dung dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành cơng trình ĐDCQĐ Phước Hịa; các loại hình cơng trình ĐDCQĐ, các lồi thủy sản mục tiêu của ĐDCQĐ trên thế giới; cơ sở để lựa chọn loài mục tiêu cho ĐDCQĐ; các phương pháp và cơng trình nghiên cứu về khả năng di chuyển của các loài thủy sản di cư, nhất là các loài giáp xác; các loài thủy sản di cư ở khu vực đập Phước Hòa; hoạt động quản lý và khai thác nguồn lợi TCX xung quanh đập Phước Hòa; ảnh hưởng của đập Phước Hòa tới TCX; hiện trạng môi trường nước sông Bé (khu vực đập Phước Hòa) từ năm 2011 đến năm 2018.

- Địa điểm thu dữ liệu thứ cấp: BQL đập Phước Hòa; Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản II; BQL Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9; Sở NN&PTNT hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước; Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo (Bình Dương); UBND các xã An Linh, An Thái, Nha Bích, Tân Thành của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước; Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Bình Dương; mạng Internet của một số tờ báo uy tín.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập phước hòa (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)