5. Những đóng góp mới của luận án
2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát
- Tiêu chí lựa chọn: (1) Chuyên gia: là các cán bộ quản lý nhà nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với ĐDCQĐ Phước Hòa; các nhà khoa học về thủy lợi và thủy sản đã từng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp dự án xây dựng ĐDCQĐ áp dụng tại Hồ chứa nước Phước Hòa (Phụ lục 1); (2) Ngư dân: là
các ngư dân khai thác TCX trên sông Bé qua 04 xã An Linh, An Thái, Nha Bích, Tân Thành của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước (Phụ lục 2).
- Nội dung điều tra khảo sát: (i) Đối với chuyên gia: Hiện trạng cơ sở hạ tầng, quản lý vận hành ĐDCQĐ; hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho ĐDCQĐ Phước Hòa; (ii) Đối với ngư dân:
Hiện trạng hoạt động khai thác nguồn lợi TCX phía trên và dưới ĐDCQĐ; biến động nguồn lợi TCX giữa trước và sau khi có đập; hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho ĐDCQĐ Phước Hòa.
- Thời gian tiến hành điều tra khảo sát: Từ tháng 05/2017 - 01/2019, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát chuyên gia, ngư dân đại diện cho mùa mưa và mùa khơ ở khu vực xung quanh đập Phước Hịa.
- Mức độ đánh giá của chuyên gia và ngư dân về hiệu quả hoạt của ĐDCQĐ Phước Hòa được chia thành 03 mức (cao, trung bình và thấp), cụ thể: (1) Tính hiệu quả về mặt thủy sản: Cao - xác định được loài mục tiêu và
lồi mục tiêu đó di cư qua ĐDCQĐ; Trung bình - chưa xác định được lồi mục tiêu, nhưng một trong các lồi có giá trị về kinh tế di cư qua ĐDCQĐ; Thấp - chưa xác định được lồi mục tiêu và chỉ có một số lồi thủy sản khơng có giá trị về kinh tế di cư qua ĐDCQĐ; (2) Tính hiệu quả về mặt thủy lợi: Cao - hỗ trợ điều tiết mực nước hồ Phước Hịa tốt; Trung bình - hỗ trợ điều tiết mực nước hồ Phước Hòa một phần; Thấp - chưa hỗ trợ điều tiết được mực nước hồ Phước Hòa; (3) Mức độ duy tu, bảo dưỡng ĐDCQĐ: Cao - ĐDCQĐ được duy tu bảo dưỡng định kỳ theo tháng hoặc theo năm; Trung bình - từ khi xây dựng
tới nay, ĐDCQĐ được duy tu bảo dưỡng một số lần; Thấp - từ khi xây dựng tới nay, ĐDCQĐ chưa được duy tu bảo dưỡng; (4) Mức độ quản lý, bảo vệ ĐDCQĐ: Cao - ĐDCQĐ được bảo vệ và người dân không xâm phạm vào khu
vực ĐDCQĐ để đánh bắt thủy sản; Trung bình - ĐDCQĐ được bảo vệ song một số ngư dân vẫn xâm phạm vào khu vực ĐDCQĐ để khai thác thủy sản; Thấp - ĐDCQĐ không được bảo vệ và ngư dân tự do, thường xuyên xâm phạm khu vực ĐDCQĐ để khai thác thủy sản; (5) Mức độ duy trì hiện trạng cơ sở hạ
tầng của ĐDCQĐ: Cao - hiện trạng cơ sở hạ tầng ĐDCQĐ được duy trì tốt; Trung bình - ĐDCQĐ đã xuống cấp song vẫn đảm bảo khả năng hoạt động; Thấp - ĐDCQĐ đã xuống cấp và khơng cịn khả năng hoạt động.
Hình 2.11. Khảo sát chuyên gia tại xã An Linh (bên trái) và Sở NN&PTNT
tình Bình Phước (bên phải)