Đánh giá sự phát tán các nhân phóng xạ ra mơi trường

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và sa khoáng (Trang 101 - 103)

3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ mơi trường tại mỏ sa khoáng

3.3.1. Đánh giá sự phát tán các nhân phóng xạ ra mơi trường

3.3.1.1. Đặc điểm môi trường nước

Kết quả khảo sát môi trường nước tại khu vực nghiên cứu cho thấy giá trị pH của nước dao động trong khoảng 6,0÷8,1, trung bình 7,6±0,1, đặc trưng cho mơi trường kiềm yếu. Giá trị thế oxy hóa khử (Eh) dao động trong khoảng (61÷145) mV, trung bình (118±6,7) mV đặc trưng cho mơi trường ôxy hóa. Hệ số biến phân của Eh là 5,5% phản ánh giá trị Eh tương đối ổn định. Với đặc điểm môi trường nước như vậy rất thuận lợi cho urani hịa tan và lan truyền trong mơi trường nước, gây nguy cơ ô nhiễm nước trong khu vực.

3.3.1.2. Đặc điểm môi trường đất

Kết quả khảo sát địa hóa mơi trường đất cho thấy, giá trị pH dao động trong khoảng rộng từ 5,2÷8,8, trung bình 8,0±0,2, đặc trưng cho môi trường từ axit yếu đến kiềm yếu. Giá trị Eh dao động từ (61÷225) mV, trung bình

89

(130,0±47,7) mV, hệ số biến phân của Eh có giá trị 38% chứng tỏ Eh có biến động nhẹ. Như vậy, với đặc điểm mơi trường đất này rất thuận lợi cho sự hịa tan, vận chuyển các hợp chất của urani trong môi trường đất.

3.3.1.3. Thành phần suất liều gamma môi trường

Từ kết quả khảo sát cho thấy sự thay đởi suất liều gamma: khi khai thác quặng sa khống, các hoạt động như bốc xúc, tuyển quặng đã làm thay đởi mức độ, quy mơ phát tán phóng xạ, do đó giá trị suất liều gamma cũng tăng lên.

Suất liều gamma trong khu vực khai thác quặng monazite đã tăng lên khoảng (0,20,65) µSv/h, ở vị trí tập kt qung (0,3ữ0,55) àSv/h, cỏc khu vc cịn lại tăng khơng đáng kể so với suất liều gamma ở khu vực lân cận cách khai trng 300 m (0,14ữ0,25) àSv/h.

Hình 3.10 trình bày sự thay đổi mức suất liều gamma trên khu vực tụ khoáng monazite Bản Gié sau khi mở mỏ so với thời điểm trước khi mở mỏ.

Hình 3.10. Mặt cắt địa chất và mức thay đởi suất liều gamma trên khu

vực tụ khoáng monazite Bản Gié sau khi mở mỏ so với thời điểm trước khi mở mỏ.

3.3.1.4. Nồng độ khí radon trong mơi trường

Nồng độ khí phóng xạ radon trong vùng nghiên cứu phần đặc trưng cho khu vực khơng chứa quặng có giá trị < 20 Bq/m3. Tại các thân quặng nồng độ radon biến thiên từ (20÷186) Bq/m3(có vị trí đạt > 250 Bq/m3). Ngoài vùng

90

chứa quặng, ở khu vực cách xa ranh giới vùng quặng từ vài trăm mét trở lên nồng độ radon hầu như không thay đởi và nằm trong khoảng (10÷20) Bq/m3.

3.3.1.5. Đặc điểm phân bố phóng xạ trong mẫu nước

Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy giá trị hoạt độ riêng tởng cộng alpha dao động từ (0,004÷0,045) Bq/l, trung bình 0,018 Bq/l; hoạt độ tởng beta dao động từ (0,071÷0,645) Bq/l, trung bình 0,256 Bq/l. So sánh với kết quả nghiên cứu trước khi mở mỏ cho thấy có sự gia tăng hoạt độ tổng alpha và tổng beta trong môi trường nước, điều này là do đặc điểm môi trường nước tại khu vực thuận lợi cho sự hịa tan rađi. Kết quả phân tích nồng độ hoạt độ phóng xạ trong mẫu nước cho thấy hàm lượng rađi trong các mẫu nước của khu mỏ sa khoáng monazite cao hơn so với các khu vực ngoài khu mỏ. Đây là đặc điểm thủy địa hóa của rađi là dễ tan vào môi trường nước.

3.3.1.6. Đặc điểm phân bố phóng xạ trong mẫu đất

Kết quả phân tích mẫu đất tại vùng nghiên cứu cho thấy nồng độ hoạt độ của 226Ra trong đất dao động từ (41,2÷78,6) Bq/kg, trung bình 55,8 Bq/kg; của

232Th từ (37,0÷54,1) Bq/kg, trung bình 45,4 Bq/kg; của 40K từ (51,2÷131,3) Bq/kg, trung bình 88,3 Bq/kg. So với thời gian trước khi mở mỏ,

nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ 226Ra và 232Th có tăng lên nhưng nồng độ hoạt độ của 40K hầu như không thay đổi (nồng độ hoạt độ của 226Ra, 232Th trước khi mở mỏ lần lượt là (18,5÷52,3) Bq/kg và (17,8÷38,7) Bq/kg). Điều này cho thấy khai thác monazite đã làm tăng nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ trong mơi trường đất.

Với đặc điểm địa hóa mơi trường kể trên đều là những đặc điểm môi trường thuận lợi cho sự vận chuyển urani, tổ hợp ion của urani với các anion khác nhau, cịn thori khơng bị hịa tan mà bị hấp thụ bởi khống vật tạo đá.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và sa khoáng (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)