Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và sa khoáng (Trang 36 - 39)

1.6. Tình hình thăm dị, khai thác và chế biến quặng đất hiếm và sa khoáng

1.6.2. Tại Việt Nam

Việc nghiên cứu, điều tra về các mỏ quặng phóng xạ và chứa NORM được tiến hành từ những năm 1950 trên lãnh thổ miền Bắc. Tuy nhiên, công việc này chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1975. Năm 1978, việc khảo sát đo xạ mặt đất trong các cơng trình đo vẽ địa chất tỉ lệ 1:200.000 đã được hồn thành trên tồn

24

bộ lãnh thở đất liền của Việt Nam. Kết quả là đã phát hiện nhiều cụm dị thường phóng xạ lớn làm cơ sở cho việc tìm kiếm, đánh giá quặng phóng xạ ở nước ta, điển hình là quặng urani ở vùng trũng Nơng Sơn, quặng sa khống titan, zicon, monazite... và quặng đất hiếm Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum, Yên Phú.

Tuy nhiên, mức độ điều tra còn sơ sài so với các loại hình khống sản khác như than đá, chì, kẽm... Do mức độ đầu tư cịn ít về vốn nên các cơng trình nghiên cứu sâu mới chỉ tập trung vào thăm dị trên diện tích 0,5 km2 ở khu vực Bình Đường (Cao Bằng). Năm 2010, khu Pà Lừa - Pà Rồng (Quảng Nam) bắt đầu triển khai cơng tác thăm dị urani kiểu mỏ urani trong cát kết phục vụ “Kế hoạch tổng thể thực hiện chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hồ bình đến năm 2020” của Chính phủ. Cịn các diện tích khác mới chỉ dừng lại ở công tác đánh giá tỷ lệ 1:5.000 đến 1:2.000 hoặc được đánh giá đi kèm trong các đề án điều tra, thăm dị các khống sản đất hiếm (Đơng Pao, Nậm Xe, Mường Hum, Yên Phú, Bến Dền), hoặc trong q trình thăm dị và khai thác các khống sản khác như các điểm, mỏ sa khoáng ven biển (ilmenite, monazite, zircon, titan...) [26-28].

Giai đoạn 2010-2015, công việc thăm dò đánh giá trữ lượng các mỏ đất hiếm chứa NORM ở Mường Hum, Nậm Xe, Đông Pao, Yên Phú... đã được tiến hành. Kết quả cho thấy trữ lượng khoáng sản đạt khoảng 10-50 triệu tấn quặng đất hiếm và sẽ đưa vào khai thác, chế biến trong thời gian tới phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [26, 46, 58].

Hoạt động khai thác chế biến quặng sa khoáng titan, zircon, monazite, ilmenite... ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 và có sự gia tăng khơng ngừng về sản lượng. Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sản lượng khai thác, chế biến tinh quặng sa khoáng titan, zircon chỉ đạt vài nghìn tấn/năm. Đến năm 2010, sản lượng khai thác khoảng 585 nghìn tấn quặng. Các địa phương khai thác chế biến titan, zircon nhiều nhất trong những năm gần đây là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.

Cơng nghệ khai thác và tuyển khống ở nước ta về cơ bản đều tương tự nhau, đó là cơng nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp với máy xúc, máy gạt, tuyển bằng phân ly cơn, tuyển vít đứng và tuyển từ. Trong nhiều năm qua, các loại tinh quặng ilmenit được chế biến đến hàm lượng 50-52% TiO2, chế biến

25

rutil đến 82-93% TiO2. Phần lớn sản phẩm thô được bán ra thị trường nguyên liệu, chủ yếu là Trung Quốc, chỉ một phần nhỏ được sử dụng trong nước cho các ngành chế sản xuất sơn, que hàn và một số thiết bị quốc phòng.

Hình 1.5. Sơ đồ phân đới có triển vọng khống sản phóng xạ ở Việt Nam

26

Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030” theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 09/3/2013. Quy hoạch thể hiện rõ quan điểm phát triển ngành, nhằm mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành ngành cơng nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu đến bột tạo màu TiO2 và titan xốp; đảm bảo nhu cầu trong nước về bột tạo màu TiO2; xuất khẩu các sản phẩm xỉ titan, titan xốp, muối zircon oxychloride.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ titan trên thế giới tăng mạnh, việc khai thác sa khống titan ở Việt Nam trở nên sơi động. Tại các tỉnh miền Trung, trên 40 đơn vị đã tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ, 18 xưởng tuyển tinh quặng ra đời với hơn 2 triệu tấn quặng được khai thác hàng năm. Đánh giá về sự phát triển lâu dài của việc khai thác, chế biến và xuất khẩu titan ở Việt Nam, các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, tài nguyên quặng sa khoáng titan ở Việt Nam rất lớn, đảm bảo đủ cơ sở để xây dựng các khu công nghiệp khai thác, chế biến hiện đại, phát triển ổn định lâu dài.

Trong nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu đặc điểm phóng xạ tự nhiên, đánh giá mức liều bức xạ tại hai địa điểm với hai loại hình quặng

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và sa khoáng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)