7. Cấu trúc của luận án
1.3. Hành vi sai lệch của thanh thiếu niên
1.3.1. Các biểu hiện hành vi sai lệch của thanh thiếu niên
Các hành vi sai lệch của thanh thiếu niên rất đa dạng với các biểu hiện khác nhau, như đã được tác giả Đỗ Ngọc Hà chỉ ra, bao gồm 1/ Sai lệch về tư tưởng, ý thức chính trị- xã hội bao gồm quan niệm lý tưởng sống, trong học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, về ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước, về mục đích động cơ trở thành đồn viên, đảng viên, về tính tích cực chính trị xã hội. 2/ Các biểu hiện sai lệch trong học tập: mục đích, động cơ học tập; Quan điểm thái độ đối với trường học, học tập trong trường; Quan niệm các giá trị trong học tập; Quan điểm thái độ đối với sự sai lệch trong học tập; Sai lệch về ý thức, thái độ, hành vi trong học tập. 3/ Sai lệch trong nghề nghiệp việc làm. 4/ Sai lệch trong hoạt động vui chơi, giải trí.5/ Sai lệch trong giao tiếp ứng xử. 6/ Các hành vi vi phạm pháp luật [6].
Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về hành vi sai lệch trong thanh thiếu niên trên thế giới có thể nhận thấy phần lớn đều gắn với bối cảnh trường học, trong đó dễ
nhận thấy nhất là hành vi bạo lực học đường [68]. Nghiên cứu được tiến hành bởi AshfordR (2009) cùng với Tổ chức Phát triển Quốc tế tại Mỹ năm 2009 cho biết có 11,1% các học sinh tham gia đánh nhau trong đó có 6,7% học sinh nữ và 15,1% học sinh nam. Nghiên cứu về thực trạng biểu hiện bạo lực trong trường học tại các nước Châu Á cũng đưa ra những số liệu rất đáng báo động. Tại Nhật Bản trong năm học 2012, theo báo cáo của Bộ Giáo dục có đến 23.110 vụ bạo lực tại 10.137 trường học cả cấp II và cấp III (dẫn theo [9]).
Tại Việt Nam, hai cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô lớn là “Điều tra quốc
gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 (gọi tắt
là SAVY I) và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến tháng 2010 (gọi tắt là SAVY II) có thể được coi là những cuộc điều tra nghiên cứu quy mơ và tồn diện nhất về thanh thiếu niên [3]; [39]. Các cuộc điều tra do Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản HCM phối hợp tiến hành, các tổ chức quốc tế UNICEF và WHO hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Mẫu được sử dụng trong hai cuộc điều tra là khá lớn, SAVY I là 7.584 vị thành niên và thanh niên tại 42 tỉnh thành phố; với SAVY II là 10.044 vị thành niên và thanh niên ở 63 tỉnh thành phố. Bằng những phương pháp điều tra nghiên cứu khá hiện đại, các điều tra viên được tập huấn kỹ càng, cả hai cuộc điều tra SAVY I và SAVY II đã mô tả được tương đối đầy đủ và chính xác về những đặc điểm của thanh thiếu niên Việt nam ở lứa tuổi từ 14 đên 24, thực trạng đời sống, tâm lý, tư tưởng, tình cảm, lối sống và các nguy cơ đối với đời sống của họ. Không trực tiếp nghiên cứu sâu vào đối tượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nhưng SAVY I-II đã phân tích khá rõ những nguy cơ lớn có thể dẫn tới các hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Chẳng hạn như tỷ lệ thất học, tình trạng thiếu việc làm, những thái độ hành vi có liên quan đến việc sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy, các mối quan hệ xã hội, sự tụ tập kết bạn. Hạn chế của SAVY I-II là việc xử lý kết quả nghiên cứu phần nhiều còn mang tính thống kê mơ tả, chưa có những phân tích sâu, nhị biến hoặc hồi quy đa biến nhằm xác định rõ hơn những nguy cơ có thể dẫn tới hành vi sai lệch và vi phạm pháp luật ở thanh thành niên. Tuy nhiêu nhiều số liệu điều tra của SAVY I-II
đến nay vẫn cịn có giá trị đối với việc nghiên cứu chủ đề hành vi sai lệch của thanh thiếu niên.
Cùng tham gia vào những nghiên cứu về người chưa thành niên Việt Nam trong những năm 2000-2005 cịn có nghiên cứu “ Vị thành niên ở Việt nam- từ đặc
điểm đến chính sách” do GS. Đặng Ngun Anh và nhóm nghiên cứu từ Viện Xã
hội học thực hiện [1]. Đây là một cơng trình điều tra khá nổi bật với điều tra khảo sát thực tiễn rộng, xử lý kết quả cơng phu và đưa ra nhiều số liệu có tính phát hiện rất đáng chú ý. Không nghiên cứu chuyên sâu vào người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng với kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những lời cảnh báo rất đáng lưu tâm về những nguy cơ sẽ có sự gia tăng đột biến về tội phạm vị thành niên nếu khơng có các giải pháp phịng ngừa kịp thời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hành vi sai lệch của thanh thiếu niên trong trường học cũng được quan tâm đáng kể. Nghiên cứu của Ông Thị Mai Thương đã phân tích thực trạng, mức độ xảy ra hiện tượng bạo lực trong nhà trường, phương thức, công cụ, phương tiện tiến hành hành vi bạo lực [35]. Tác giả Phan Mai Hương với bài viết “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” đã bước đầu phác thảo bức tranh về tình trạng biểu hiện gây hấn trong trường học hiện nay về số lượng, mức độ biểu hiện gây hấn trong trường học [13]. Trong đề tài “Thực trạng về gây hấn của học sinh trong trường trung học phổ thông (THPT)” của tác giả Trần Thị Minh Đức tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2009 đến 3/2010, kết quả nghiên cứu cho thấy về mức độ gây hấn của học sinh chỉ có 0,1% học sinh khơng bao giờ gây hấn, 95,3% học sinh thỉnh thoảng có gây hấn và 4,5% học sinh gây hấn thường xuyên [54]. Các em dễ bị bạn bè lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hành động gây tổn thương cho người khác mà khơng để ý đến hậu quả có thể gây ra.
Tác giả Nguyễn Văn Song đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn tại trường trung học phổ thơng và phân tích thực trạng học sinh có hành vi lệch chuẩn và thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn [28]. Gần đây nghiên cứu của Nguyễn Duy Hiệp nghiên cứu trên nhóm học sinh THPT về thực trạng các biểu hiện hành vi sai lệch
trong nhà trường đề cập đến các hành vi sai lệch trong học tập, trong giao tiếp ứng xử, trong bạo lực, trong trật tự an tồn của học sinh [9].
Từ góc độ phân tích giới, một nghiên cứu khác được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội đã đưa ra những số liệu đáng báo động về bạo lực giới (kỳ thị giới tính) trong trường học. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vịng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xơ đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) chiếm 41%; và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hơn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19% [22].