Góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáodục phổ thơng 2018

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 105 - 128)

ngừa học đường. Giáo dục kỹ năng sống (Giáo dục giá trị sống và giáo dục kỹ năng sống). Bổ trợ Nghiên cứu, đánh giá, đa dạng hố và tư vấn hình thức học tập phù hợp trong chương trình giáo dục.

Xây dựng u cầu cơng việc dựa trên sự phân tích mối quan hệ giữa người làm công tác tâm lý học đường với các lực lượng khác trong trường học và các bên có liên quan, người làm cơng tác tâm lý học đường đóng vai trị chủ đạo trong việc liên kết và phối hợp với các lực lượng giáo dục khác nhằm phát huy hiệu quả các biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, trong mối quan hệ phối hợp này, cần chú ý các điểm sau:

– Đối với cán bộ quản lý trường học: Thống kê các vấn đề thường gặp khó khăn nhất hoặc các hành vi nguy cơ của học sinh để xây dựng thành các chương trình giáo dục chủ điểm mỗi tháng/mỗi quý/mỗi năm.

– Giáo viên chủ nhiệm: Nên lập các hồ sơ học sinh để theo dõi các biểu hiện tâm lý trước – trong – sau quá trình can thiệp/hỗ trợ. Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để cùng giáo dục sau can thiệp có kết quả tốt nhất.

– Giáo viên bộ môn: Xây dựng các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm có lồng ghép các mơn học liên ngành nhằm phát huy năng lực tối đa cho người học.

– Học sinh: Tăng cường các biện pháp tự giáo dục và các hoạt động giáo dục theo phương thức tự khám phá, trải nghiệm, cống hiến để mỗi học sinh sẽ là “nhà tư vấn” cho chính mình và bạn bè; là “chun gia” trong nhóm học tập của mình.

– Bố mẹ học sinh: Biến bố mẹ học sinh thành “chuyên gia đồng hành” trong các biện pháp tư vấn/trị liệu gia đình hoặc nhóm để phát huy các biện pháp giáo dục.

– Các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ, can thiệp và điều trị: Nên thiết lập một mạng lưới các nhà tham vấn/trị liệu/nhà giáo dục ở các tổ chức khác nhau trong các lĩnh vực pháp luật, y tế, tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, sức khoẻ tâm thần,...

– Nhân viên nhà trường: Đây vừa là “kênh truyền thông” vừa là “ra-đa quan sát” các biểu hiện tâm lý bước đầu của học sinh do vậy cần tế nhị và tăng cường tính bảo mật.

3.3.2. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Yêu cầu về đạo đức của nhà tâm lý học đường vẫn dựa trên nền tảng của đạo đức nghề giáo và đạo đức của người làm tham vấn học đường.

Bảng 3.2. Yêu cầu về đạo đức của nhà tâm lý học đường

Nội dung – Yêu cầu Lưu ý

Tiêu chí 1: Đảm bảo tính bảo mật, riêng tư của thân chủ: học sinh.

Tiêu chí 2: Đảm bảo trọng điểm trong quan hệ đa chiều khi tham vấn.

Tiêu chí 3: Đảm bảo yêu cầu của mối quan hệ chính yếu của người tham vấn – thân chủ: học sinh, không nảy sinh các mối quan hệ cá nhân khi tham vấn học đường.

Tiêu chí 4: Đảm bảo tôn trọng quyền của thân chủ: học sinh. Tiêu chí 5: Đảm bảo tuân thủ yêu cầu về chuyên môn, năng lực chuyên môn khi thực hiện công tác tâm lý học đường. Tiêu chí 6: Đảm bảo truyền thơng dựa trên các ngun tắc nghề nghiệp, kết quả giám sát chuyên môn, khả năng chuyên môn và sự thật của nghề nghiệp, cơng việc tâm lý học đường. Tiêu chí 7: Đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ tinh thần, sự cân bằng tâm lý khi thực hiện công tác tâm lý học đường.

Từ việc tìm hiểu các nội dung cần triển khai trong công tác tâm lý học đường đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và tham khảo mơ hình tổ chức cơng tác tâm lý học đường, mơ hình hoạt động cơng tác tâm lý học đường, yêu cầu công việc, đạo đức nghề nghiệp và các hoạt động cần thiết cần thực hiện trong mơ hình, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên (bao gồm cả giáo viên kiêm nhiệm công tác tâm lý học đường và người làm tâm lý học đường chuyên trách) ở các trường trung học có thể áp dụng theo các hướng sau:

1. Xem xét và tạo điều kiện triển khai, lập kế hoạch triển khai công tác tâm lý học đường, cụ thể là trong bối cảnh triển khai Chương trình giáo dục

1.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của xã hội về công tác tâm lý học đường

a) Tăng cường công tác cung cấp thông tin cho bố mẹ học sinh và học sinh về công tác tâm lý học đường bằng bảng tin, tờ rơi, thư ngỏ, qua buổi họp bố mẹ học sinh, báo cáo chuyên đề tâm lý, sinh hoạt dưới cờ góp phần đáp ứng u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

b) Truyền thơng có hệ thống về cơng tác tâm lý học đường thơng qua các kênh truyền thơng (báo chí, truyền hình, mạng xã hội…) tập trung vào nhu cầu tham vấn học đường và khả năng đáp ứng của tâm lý học đường.

1.2. Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực nhằm phát triển công tác tâm lý học đường đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

a) Định hướng đào tạo đội ngũ làm công tác tâm lý đường học dựa trên nhu cầu thực tiễn.

b) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tâm lý học đường.

c) Nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự phấn đấu và trách nhiệm với hoạt động tâm lý học.

d) Xây dựng mã nghề cho chuyên viên tâm lý học đường.

1.3. Giải pháp phát triển các điều kiện cơ sở vật chất cho công tác tâm lý học đường.

a) Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tâm lý học đường góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

b) Phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường trong việc chăm sóc tinh thần cho học sinh góp phần đáp ứng u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

1.4. Giải pháp về tổ chức hoạt động nhằm phát triển công tác tâm lý học đường đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng.

ngũ giáo viên kiêm nhiệm đã qua bồi dưỡng; khai thác đội ngũ được đào tạo đúng ngành, gần ngành tổ chức công tác tâm lý học đường góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

b) Hồn thiện u cầu của công tác tâm lý học đường nhằm phát triển công tác này đáp ứng u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 (về triển khai và đánh giá hiệu quả của mơ hình đề xuất).

2. Khi triển khai mơ hình phịng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trung học cần chú trọng đến các cấu thành cơ bản để vận hành. Cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Nhân sự: lập Tổ tư vấn tâm lý học đường đảm bảo đủ các thành phần sau: tổ trưởng; tham vấn viên; giám sát mơ hình.

– Cơ sở vật chất: mơ hình hoạt động cơng tác tâm lý học đường cần đảm bảo: có phịng tư vấn tâm lý riêng, có hệ thống nhận diện phịng tư vấn tâm lý; có kênh liên lạc độc lập (email, điện thoại, hịm thư), có đủ vật dụng văn phòng cơ bản để hoạt động tham vấn học đường; có nguồn kinh phí được bố trí cho vận hành mơ hình.

– Hình thức thực hiện: đảm bảo triển khai cơ bản 4 hình thức chính như sau: 1) tham vấn học đường thông qua các chuyên đề báo cáo độc lập hay lồng ghép trong các môn học; 2) thiết lập kênh thông tin để nhận ca cần hỗ trợ tham vấn học đường; 3) tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm trực tiếp tại phịng tham vấn học đường; và 4) Kết hợp với các cơ quan chuyên biệt để chuyển ca tham vấn học đường sang điều trị (nếu là ca phức tạp).

– Nội dung tham vấn học đường: tập trung vào 2 mảng chính: 1) khó khăn học tập (phương pháp học tập, định hướng nghề nghiệp, động lực học tập…); và 2) khó khăn tâm lý (giao tiếp, tâm lý lứa tuổi, sức khoẻ sinh sản, chống bạo lực học đường, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…).

Giám sát và các vấn đề khác: mơ hình hoạt động cơng tác tâm lý học đường được tổ chức giám sát qua 2 hình thức: 1) giám sát vận hành, do

hiệu trưởng nhà trường trực tiếp kiểm tra; 2) giám sát chuyên môn, do các chuyên gia về tham vấn học đường uy tín đảm trách.

3. Bên cạnh việc triển khai hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lý, việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng cần được đặt trong biên độ song song, phối hợp với hoạt động tham vấn học đường để tạo thành mơ hình chăm sóc sức khoẻ tinh thần và phịng ngừa học đường toàn diện cho học sinh trung học. Như đã phân tích, nhiệm vụ của một người làm tâm lý học đường là triển khai sàng lọc, phòng ngừa và can thiệp những vấn đề về sức khoẻ tinh thần cho học sinh. Ở khâu sàng lọc, người làm tâm lý học đường có thể kết hợp với đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường để hỗ trợ triển khai sàng lọc, phát hiện sớm những học sinh có khó khăn tâm lý. Ở khâu phịng ngừa, người làm tâm lý học đường kết hợp với những chuyên viên kỹ năng sống, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tham khảo ý kiến của lãnh đạo nhà trường để xây dựng những chương trình phịng ngừa học đường trên nền tảng rèn luyện kỹ năng, vừa giúp học sinh trau dồi kỹ năng, vừa giúp các em trang bị những kiến thức, thao tác cần thiết để tự hỗ trợ chính mình hoặc biết tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp khi rơi vào khủng hoảng. Ở khâu can thiệp, người làm tâm lý học đường lập kế hoạch can thiệp cho từng học sinh cụ thể, cũng như định hướng liên hệ các dịch vụ hỗ trợ, thăm khám tâm lý bên ngoài nhà trường để hỗ trợ học sinh tốt hơn. Từ đó nhận thấy, những hoạt động cần thiết trong công tác tâm lý học đường khơng thể đặt tách riêng với nhau. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa những hoạt động này thì cơng tác tâm lý học đường mới hiệu quả và mơ hình tham vấn học đường mới triển khai thành công. Các cán bộ quản lý nên cân nhắc vấn đề về nhân sự cũng như việc đánh giá hiệu quả của mơ hình qua các năm học để có sự điều chỉnh nhân sự và kế hoạch phát triển phù hợp. Muốn làm điều đó, trước hết cán bộ quản lý phải hiểu rõ mơ hình cũng như cách triển khai mơ hình trong phạm vi nhà trường. Cịn với đội ngũ giáo viên và người làm tâm lý học đường, vấn đề chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề hàng

đầu trong việc triển khai những mơ hình theo khuyến nghị ở trên. Nếu giáo viên kiêm nhiệm, cũng như người làm tâm lý học đường khơng hiểu rõ về mơ hình, sẽ khơng thể nào triển khai hiệu quả. Các quy trình sàng lọc, phòng ngừa, can thiệp được đề cập trong tài liệu này là một phần nội dung mà các giáo viên và người làm tâm lý học đường có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch công tác phù hợp, vừa đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, vừa đảm bảo yêu cầu về chuẩn pháp lý.

3.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BỔ TRỢ TRONG CƠNG TÁC TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

3.4.1. Các chương trình giáo dục kỹ năng sống dựa trên chủ đề, chủ điểm hoạt động giáo dục hằng tháng

Căn cứ dựa trên thông tư số 32/2018/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, có thể tóm tắt những hình thức tổ chức cơng tác giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau:

– Một là, giáo dục kỹ năng sống trong giờ học chính khố.

– Hai là, giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong các môn học cụ thể. – Ba là, giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động trải nghiệm (sinh hoạt sân cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ).

Cùng với các phương thức tổ chức cụ thể:

– Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ mơi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình u q hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự.

– Phương thức thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trị chơi và các phương thức tương tự khác.

– Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thơng qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tuyên truyền và các phương thức khác.

– Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.

Như vậy, việc triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cần có sự phối hợp của các lực lượng với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, người làm tâm lý học đường, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý nhà trường, bố mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Việc phối hợp với Đồn thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: các hoạt động về nguồn, nói chuyện truyền thống, viếng nghĩa trang liệt sĩ, thắp nến tri ân, các đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi 20”, chăm sóc di tích lịch sử, văn hố, nghĩa trang liệt sĩ... Đặc biệt, trong những năm gần đây, tổ chức cho học sinh tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện, chương trình Học kỳ quân đội, Học làm người có ích,... Tổ chức, hướng dẫn, vận động, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn

hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, học tập thông qua các hoạt động như: Liên hoan Tiếng ca học đường – Vũ điệu tôi yêu, Game show Khi tôi 18, Game show Học mà vui – vui mà học, Hội thi tin học trẻ các cấp.... Các cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi Giao thông thông minh... đã thu hút nhiều học sinh tham gia. Từ các sân chơi tri thức, học sinh tích luỹ cho mình các tri thức kinh nghiệm bổ sung cho các tri thức hàn lâm học trong sách vở. Được tham gia các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, học sinh rèn các kỹ năng sống như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, ra quyết định, kiên định... Từ các tình huống thực tiễn, học sinh dần tự tin, chủ động xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhằm khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh cá nhân của từng học sinh.

Các phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo được đề xuất ở 5 phẩm chất: yêu nước; nhân ái; trung thực; chăm chỉ; trách nhiệm và 10 năng lực

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 105 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)