Nhìn chung, quy trình thẩm định dự án đầu tư ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp cơ bản là giống nhau với nhiệm vu tổng quát của cơng tác thẩm định là phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên các nội dung; đưa ra những đề xuất và kiến nghị cho dự án. Quy trình chung thể hiện qua các bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thẩm định. Hồ sơ dự án được chủ đầu tư lập ra và gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để được thẩm định. Nội dung của hồ sơ phải hợp lệ, đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức thẩm định dự án đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án, đơn vị tiếp nhận tiến hành tổ chức thẩm định dự án bằng các phương thức khác nhau nhằm đánh giá phân tích dự án theo yêu cầu và nội dung của công tác thẩm định.
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định được lập theo mẫu, trong đó nêu lên những thơng tin cơ bản của dự án như:
Thông tin về chủ đầu tư, tên dự án, địa điểm xây dựng. Tính pháp lý của hồ sơ dự án.
Tóm tắt nội dung chính của dự án.
Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án.
Những đề xuất của chủ đầu tư.
Đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Những tồn tại của dự án, hướng xử lý, trách nhiệm và thời hạn xử lý của chủ đầu tư và những người có liên quan.
Những kiến nghị cụ thể.
Bước 4: Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Báo cáo thẩm định được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và ra quyết định.
Tiếp nhận HSTĐ Tổ chức TĐ DAĐT Lập báo cáo TĐ Trình người có thẩm quyền QĐ ĐT Chủ đầu tư
- Đối với Nhà nước: Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp: Quy trình này được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số nội dung cần phải có sự góp ý của các cơ quan quản lý Nhà nước theo chức năng như thẩm định thiết kế cơ sở, ý kiến góp ý về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.