Là Phật tử, phải theo thứ tự đúng pháp mà ngồi; người thọ giới trước thì ngồi trước, người thọ giới sau thì ngồi sau; khơng luận già trẻ, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, người quyền quý, Quốc vương, Vương tử, cho đến huỳnh môn, tôi tớ, v.v... tất cả đều nên theo thứ tự mà ngồi. Không được như hàng ngoại đạo si mê, hoặc già, hoặc trẻ, ngồi trước sau lộn xộn khơng có thứ tự, khơng khác cách ngồi của bọn binh nô. Trong giáo pháp của ta, hễ ai thọ giới trước thì ngồi trước, ai thọ giới sau thì ngồi sau.
Nếu Phật tử không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi, thời phạm tội khinh cấu.
Giải thích:
Tâm ngã mạn chưa trừ đâu thể tơn kính như Phật, khơng nương chánh giáo nên trái lễ mất tôn ti, chẳng phải tâm hiếu thuận của Bồ Tát và đạo khiêm cung của hàng Thích tử.
Tâm trọng pháp nên luận về thứ lớp giới đức không phân chia sang hèn, không hỏi tuổi đời già hay trẻ, chỉ tính giới lạp tôn ti, đâu đồng với ngoại
đạo si mê. Chẳng trọng bậc tiên đức, ngồi khơng có thứ lớp trước sau, binh nô là kẻ vô thức, đâu biết được lễ pháp nên ngồi mất thứ lớp. Triều
đình cịn luận về chức tước cao thấp, huống gì Phật pháp, lẽ đâu khơng có giới đức trước sau ư?
Lúc Bồ Tát lãnh thọ giới pháp chính là lúc sanh trưởng giới thân huệ
mạng, đâu được không y vào giới lạp mà luận vể tuổi tác ư ?
Hỏi: Giới lạp thì được rồi, cịn như vua tơi, cha con, nam nữ, tăng ni, không phân chia tôn ti trật tự, lẽ đâu không hỗn tạp ư?
Đáp: Hiện tại vị trí tăng ni đã tự phân trước sau rõ ràng rồi, nam nữ mỗi mỗi có thứ lớp, nếu Vua trọng pháp thì bề tơi thọ giới được ngồi ở phía trước. Vua nếu giữ gìn lễ nghi phép tắc ở đời thì bề tơi sẽ lui ngồi phía sau, tránh khỏi sự lưu nạn như Phật pháp đã nói (Phật pháp căn cứ người thọ giới trước ngồi trước, người thọ giới sau ngồi sau, không luận là vua tôi hay thứ dân). Nếu thật như người trọng đạo mà đã vong ngã, vong nhân thì cũng như Phạm Vương đảnh lễ Thiên Nữ. Nếu luận về pháp khơng có sang hèn, thì cũng như trời Đế Thích đảnh lễ Giã Can, thì đâu còn tâm phân biệt già trẻ, sang hèn, trọng khinh ư ?
Không y vào giới theo thứ lớp tôn ti, nhường chỗ và mời người khác ngồi, người nhường và người ngồi cả hai đều phạm.
Xưa Vua A Xà Thế thỉnh ngài Văn Thù, ngài Văn Thù nhường cho ngài Ca Diếp đi trước với lý do ngài Ca Diếp làm thượng thủ chúng La Hán, hơn nữa lại là Sa môn lâu năm. Ngài Ca Diếp lại nhường cho ngài Văn Thù vì tơn xưng Văn Thù là bậc thần trí biện tài vô ngại, nên Văn Thù
đi trước. Do Vua A Xà Thế tin ngài Văn Thù một cách không căn cứ
cho nên chỉ thỉnh Văn Thù, để tâm đến Văn Thù mà không để tâm đến Ca Diếp, nên Văn Thù mới nhường cho Ca Diếp, không dám trái phép thường của Phật xưa. Ca Diếp cứ nhường cho Văn Thù, vì thuận theo bổn ý của trai chủ, như thần Nam Sơn thỉnh pháp sư Hoa Nghiêm và đặt tịa trên 500 A La Hán, thì giống như việc trước, chuẩn theo đây thấy rõ căn cơ và tịa ngồi thích hợp. Trái lẽ thường thì hợp với đạo, nên ứng biến tùy nghi, đó mới là diệu dụng quyền biến của bậc Đại sĩ, nên biết thọ giới trước ngồi trước, đây là tôn sùng giới lạp.
Thần trí biện tài vơ ngại, thuận theo ý của người thỉnh, là trọng pháp trọng người, thấy căn cơđể tùy thuận thích nghi, chỉ e rằng đời mạt pháp thì khơng biết, có kẻ ỷ cậy tài cao mà xem thường bậc kỳ đức, hoặc ỷ
tuổi hạ cao mà khinh bậc đạt ngộ, tâm đầy ngã mạn, vọng cho mình là bậc thấy cơ, chuốc tội tổn phước mất đức, ai là người chịu tội ấy cho, xin tự suy nghĩ lấy.