Là Phật tử, thường phải khởi lòng từ bi. Nếu vào trong tất cả thành ấp, xóm làng, nhà cửa, khi thấy tất cả chúng sanh phải xướng lên rằng: “Chúng sanh các ơng, tất cả nên thọ trì Tam quy, Ngũ giới, Thập giới.” Nếu thấy tất cả súc sanh như trâu, bị, chó, lợn, heo, dê, ...phải tâm niệm miệng nói: “Các ngươi là lồi súc sanh, cần nên phát tâm Bồ đề. Bồ Tát vào trong tất cả chỗ núi rừng, đồng nội, sơng ngịi, phải khiến cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ đề.” Bồ Tát này, nếu khơng phát tâm giáo hóa chúng sanh thì phạm tội khinh cấu.
Giải thích:
Bồ Tát phải có tâm thượng cầu hạ hóa mới gọi là Bồ Tát, nếu trái bổn hạnh thì đâu gọi là Hạnh nguyện của bậc Đại sĩ.
Bồ Tát lấy việc độ sanh làm bổn hoài, cho nên khởi tâm từ bi. Tâm này không được quên dù trong giây phút, cho nên gọi là Thường.
Tất cả chúng sanh, nghĩa là bao gồm hết thảy lục đạo. Nhưng Bồ Tát chưa được Thiên nhãn, ở trong thành ấp xóm làng nhà cửa, chưa dễ gì thấy Thiên thần, Tu la, Địa ngục, Ngạ quỉ, súc sanh. Những lồi mà Bồ
Tát thấy chỉ có con người và súc sanh mà thôi.
Nay trong văn này, là khiến cho người phát tâm, do lồi người có cao, thấp, sang, hèn, nên nói tất cả.
Kế đó Bồ Tát khiến cho súc sanh phát tâm, sau nữa Bồ Tát vào nơi núi rừng, đồng ruộng, sơng ngịi và nơi vắng vẻ, v.v... chính là nói đến quỉ
thần. Trước phải dùng vơ số phương tiện, giáo hóa khiến họ phát đại tín tâm, sau trao cho họ Tam qui và Thập giới.
Nếu trước không dạy họ phát tâm mà thuyết giới ngay, tức là trao giới cho người ác. Bởi vậy, khiến cho họ bỏ tà qui chánh, trước thọ Tam qui, nhờ lực hộ trì của Tam bảo, tội tam ác, bát nạn được tiêu diệt, rồi mới truyền trao Thập trọng Ba-la-đề-mộc-xoa chánh giới cho họ, làm cội gốc cho đạo Bồ đề. Nếu căn cứ Văn Thù Vấn kinh, Phật dạy khiến cho Bồ
Tát phải thọ mười thiện pháp giống như văn trao mười giới cho Sa-di. Xét trong kinh Đại Tập, khiến họ thọ Thập thiện Đạo giới. Một là không sát sanh cho đến giới thứ mười là không tà kiến. Đem căn lành này hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề. Người này tu mau chóng thành tựu viên mãn lục Ba-la-mật, ở nơi Tịnh độ mà thành Chánh giác. Căn cứ theo đây thì phải tùy theo căn cơ có khả năng kham lãnh giới pháp mới trao cho chánh giới.
Kinh Anh Lạc chép: “Pháp sư trước phải hiểu và giảng nói, khiến họ
sanh tâm ưa thích, sau đó trao giới cho họ.”
Kinh Trì Địa chép: “Bồ Tát thấy chúng sanh tu theo tà pháp để cầu giải thốt, thì nên vì họ nói tám trai giới của bậc Hiền, Thánh, để đoạn dứt tà kiến cho họ. Nếu mình cầu giải thốt mà pháp tu khơng rốt ráo, truyền trao chút phương tiện, được kết quả trai giới lớn lao, ấy là Bồ Tát dùng chút phương tiện, phát khởi vô lượng căn lành.”
Là Bồ Tát nếu thấy tất cả chúng sanh, phải khởi tâm đại từ bi, nghĩ họ từ
vô lượng kiếp đến nay, mê mất chơn tánh, vọng tạo Hoặc nghiệp, luôn phải chịu luân hồi khổ báo. Suy nghĩ thế rồi, Bồ Tát nói tiếp: “Súc sanh các ơng phải cầu xuất ly chớ chịu khổ này một cách oan uổng, không bao giờ dứt.” Như thế khiến cho họ biết tên, biết khổ, tâm cầu giải thoát, quy hướng Đại sĩ, rồi sau dạy họ phát tâm Bồ đề. Tâm này chính là giác thể trịn sáng của Chư Phật, là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh. Người mê tâm này nên không phát tâm, phải luân hồi trong lục
đạo, bị thiêu đốt trong ba đường ác, hết kiếp này sang kiếp khác không thôi. Nếu có thể phát khởi được tâm này, thì khai mở được giới thể tâm
địa bổn nguyên, Tam qui, Thập giới liền hiện tiền. Khi ấy Bồ Tát mới làm chứng minh, trao Tam qui và Thập giới tướng cho giới tử. Trước hết khiến cho người và súc sanh phát tâm, nay tùy phương tiện thấy mà khiến cho họ phát tâm, đủ thấy rõ tâm giáo hóa cùng khắp của bậc Đại sĩ, khơng nơi nào khơng đến, để làm lợi ích cho chúng sanh, niệm cứu
độ không lúc nào lãng quên.
Tất cả chúng sanh, là chỉ cho trời, người, quỉ thần, địa ngục, cho đến cầm thú như: cá, rùa, côn trùng, v.v... chớ bảo rằng những lồi đó yếu ớt vơ tri, xả bỏ chúng mà khơng hóa độ. Hàm linh phần nhiều không mê giác tánh, như chim Anh Vũ, nghe pháp Tứ Đế được sanh thiên, thậm chí cịn thành Bích Chi Phật quả. Di hầu dâng mật, cầu xin xuất gia thành đạo, chim nghe kinh được sanh về cõi trời Đao Lợi, nhạn nghe pháp được sanh về cõi trời 33, cá trong ao nghe kệ được làm Thiên tử, Hải kình nghe tên kinh mà thuyền khỏi bị nạn. Các loài như thế, không thể nêu hết. Giả sử chúng sanh bất giác mê mất chơn tánh, song do pháp lực gia trì cũng khiến cho được lợi ích. Như ngài Xá Lợi nói Tam pháp
ấn cho con chó bị nạn và rắn độc nghe, chúng nó đều được sanh vào gia
đình giàu có, sau tu hành thành chánh quả. Chúng sanh ở địa ngục chỉ
nghe Đề kinh, mà tất cả được ra khỏi hầm lửa.
Như Chơn ngôn chú thuật, con người đâu thể biết được, nhưng thọ trì thì sở nguyện được tùy tâm, nhẫn đến chú nguyện cây khô được sanh hoa trở lại. Vơ tình cịn như vậy, lẽ đâu hữu tình khơng lợi ích ư ? Pháp từ
kim khẩu của Như Lai đã nói ra, một lời, một chữ, kẻ phàm tình, đâu có thể suy lường được.
Nên luật Phật chế Tỳ kheo phàm khi đến chỗ miếu, đền thờ thần, hoặc những chỗ như gốc cây, bên bờ nước, v.v... đều tụng kinh kệ. Nay Đại sĩ biết tất cả chúng sanh, đầy đủ giác tánh, nên phát tâm giáo hóa độ
khắp khơng gián đoạn. Nếu khơng phát tâm như vậy, là trái với Đại nguyện của Bồ Tát, nên phạm tội khinh cấu.
Giới thứ 46