VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐ

Một phần của tài liệu khcn 4-2012 (Trang 36 - 37)

HỮU, QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ CĨ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Theo Luật Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu đó; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện, tạo ra kết quả là tác giả của cơng trình đó. Đối với các kết quả được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ có thẩm quyền quyết định việc sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ đó. Điều đó có nghĩa là trong cái vòng luẩn quẩn của việc ngăn cách giữa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh có vấn đề về phương thức quản lý khoa học và công nghệ; việc Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải lo kinh phí cho các tổ chức khoa học cơng nghệ rồi sau đó lại lo tìm cách đưa các kết quả nghiên cứu vào từng địa chỉ để ứng dụng là khơng thể chấp nhận được trong tình hình thực tế hiệh nay khi mà đất nước ta đã chính thức ra nhập WTO và nền kinh tế Việt Nam đã từng bước đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Trong Luật CGCN, với những đề xuất mạnh dạn, những người tham gia xây dựng dự thảo luật đã cố gắng đề xuất ý tưởng Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo

ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển cơng nghệ đó. Chỉ trong trường hợp chủ sở hữu công nghệ không sử dụng và khơng thực hiện CGCN thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ có thẩm quyền sẽ chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác. Có thể nói đây là một trong những điểm mới có tính khuyến khích rất cao đối với các tổ chức nghiên cứu, các viện, trường đại học trong hoạt động nghiên cứu hướng vào khu vực sản xuất, kinh doanh; phù hợp với xu thế chung của các nước khi họ giao quyền sở hữu cho các tổ chức chủ trì tạo ra cơng nghệ đó thì ngay lập tức các văn phòng CGCN thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học đã xuất hiện với nhiệm vụ cấp phép công nghệ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về việc phân chia thu nhập đối với các kết quả R-D cũng như các công nghệ được tạo ra bằng nghân sách nhà nước cũng là một chủ đề cần bàn bởi vì vấn đề này không được đề cập rõ ràng trong Luật Khoa học và Công nghệ. Tại Điều 27 qui định về việc khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Luật chỉ nêu chung chung là chủ sở hữu, tác giả và nhười ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng lợi ích từ việc ứng dụng vào sản xuất và đời sống; còn theo Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, tại điều 33, khoản 3 đã có hướng dẫn về lợi nhuận thu được khi chuyển nhượng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau: Tác giả được nhận tối đa 30% giá thanh toán CGCN; tác giả và tập

thể tổ chức áp dụng thành công kết quả khoa học và công nghệ được bên sử dụng kết quả khoa học và công nghệ thưởng trị giá tối đa 30% thu nhập tăng thêm sau thuế trong thời hạn 03 năm; đối với người môi giới cho việc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được hưởng tối đa 10% giá thành thanh toán CGCN. Nhìn chung đây vẫn chỉ là những hưỡng dẫn chung, không phản ánh đúng bản chất hoạt động nghiên cứu, đầu tư chất xám và khơng khuyến khích việc tái đầu tư và góp phần phát triển cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ. Về vấn đề này, Luật CGCN đã có qui định hợp lý và có tính khuyến khích cao đối với việc phân chia thu nhập từ hoạt động CGCN được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo các nguyên tắc:

- Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do cơng nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là 10 năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng cơng nghệ đó để sản xuất sản phẩm.

- Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng CGCN.

- Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ được sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; 50% cịn lại dành cho quỹ phúc lợi, khen thưởng.

Như vậy một trong những nội dung mà Luật Khoa học và Công nghệ cần sửa đổi là xem xét lại những qui định về phân chia thu nhập từ việc tạo ra kết quả R-D trên cơ sở tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao, chuyển nhượng các kết quả R-D và đặc biệt là việc khuyến khích hợp tác nghiên cứu, ứng dụng

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI <<

các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.

Một phần của tài liệu khcn 4-2012 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)