dời đổi.
4. Quán pháp vô ngã. Quán mọi pháp đều khơng có bản thể, khơng có tự tánh, khơng có cái "ngã" trong đó. khơng có tự tánh, khơng có cái "ngã" trong đó.
Chúng ta y theo tứ niệm xứ mà hành trì, ắt cái chấp ngã của chúng ta sẽ dần dần bị phá, chấp pháp cũng không và dễ đi tới sự khai ngộ. Tại sao chúng ta không thể chứng ngộ? Chẳng qua là vì cịn chấp trước, chưa bng bỏ, thấy cái gì cũng có cái ta ở đấy, cái nhà lớn
này là của ta, cái máy bay kia, thuyền máy kia, ngân hàng kia cũng là của ta, từ sớm đến tối cái gì cũng của ta, của ta, của ta . . . đến lúc chết, hai tay bng xi, chẳng có gì mang theo được.
Nhân sanh nhất trường mộng Nhân tử mộng nhất trường Mộng lý thân vinh quý Mộng tỉnh tại cùng hương Triêu triêu tại tác mộng Bất giác mộng hoàng lương Mộng trung nhược bất tỉnh Uổng tác mộng nhất trường. Dịch nghĩa là:
Khi sống, một giấc mộng Khi chết, mộng một giấc Trong mộng thấy vinh hiển Tỉnh mộng ở xóm nghèo Sớm sớm lại nằm mộng Chẳng hay mộng kê vàng Trong mộng không tỉnh giấc, Uổng thay giấc mộng vàng.
Bởi vậy chúng ta cũng đừng chấp trước một cách thái quá, phải mau mà tu hành, học tập Phật pháp, tìm kiếm pháp mơn liễu sanh thốt
tử. Có câu nói "bể khổ khơng bờ, quay đầu là bến," do đó khơng nên chìm nổi mãi trong bể khổ, biết tới ngày nào mới được giải thoát. Cuối cùng Ngài A-nan hỏi Phật: "Khi Phật ở tại thế, các Tỳ-kheo xấu do Phật điều phục họ, khi Phật nhập Niết-bàn rồi, chúng con phải đối xử với họ như thế nào? Có giam họ và xử phạt họ chăng?" Phật đáp: "Không cần! Sau khi ta nhập Niết-bàn rồi, đối với các Tỳ-kheo xấu, các ơng dùng pháp 'mặc tẫn' để hốn cải họ. Sao gọi là mặc? Mặc là im lặng, khơng có giảng giải gì thêm với họ. Tẩn là gì ? Nghĩa là mọi người khơng được trao đổi, quan hệ gì với họ. Hãy dùng sự "im lặng" của đại chúng để giải hóa họ. Phàm gặp phải hạng Tỳ-kheo xấu, không biết đạo lý, lấy chánh làm tà lấy tà làm chánh, hoặc không phân biện thị phi đen trắng, không hiểu đúng Phật pháp, thì đừng giao tiếp, đừng nói chuyện với họ, đừng để ý tới họ, thì nên coi như họ khơng có, như vậy lâu dần họ sẽ tự phản tỉnh, họ sẽ nhận ra rằng những điều họ hành động lâu nay chẳng đúng với Phật pháp, và từ đó cải tà quy chánh, y giáo phụng hành.
Khi Phật tại thế cũng có Tỳ-kheo bất thiện, nay thời đại chúng ta đã cách xa với ngày Phật nhập Niết-bàn rồi, vậy chẳng hiểu số Tỳ-kheo bất thiện có nhiều hay khơng. Chúng ta không nên cùng với số đó tranh luận, bởi họ khơng nói chuyện đạo lý chuyện nhân quả, lại còn bài xích nhân quả. Ta khơng thể cùng họ tranh mà phải dùng tâm nhẫn nại đối phó, và nhẫn nại thì cứ để mặc họ, vậy là thực hành đúng như ý nghĩa lời phó chúc thứ tư của Phật cho chúng đệ tử.
Trước đây, tôi cư ngụ tại Hương Cảng 12 năm (1948-1962), tới năm 1962 tôi mới đi Mỹ. Ở Hương Cảng khá lâu như vậy, nhưng tơi chẳng làm được điều gì hữu ích. Nay từ bên Mỹ trở về, tôi nguyện kết chút pháp duyên với các vị phụ lão cùng các huynh đệ đồng bào tại Hương Cảng, do đó tơi muốn thực sự cống hiến Phật pháp tới tận tâm khảm các vị, có vậy tơi mới an lịng. Hơn nữa giới thanh niên trong thời đại này, sống nay không biết mai, tinh thần rất khẩn trương, bởi vậy họ phải lo sao cho chân đứng vững vàng, chớ không phải cứ khôn lanh, tham cái tiện nghi nhỏ, khoái lạc nhất thời mà phóng tâm bng thả. Ở chỗ nào chúng ta cũng nên an phận và khép mình trong quy củ, khơng được buông lung. Phải hiểu rõ nhân quả, không sai lầm nhân quả, như người xưa đã nói: "gieo nhân lành
gặp quả lành, gieo nhân ác gặp quả ác," "giết cha của người thì người giết cha mình, giết anh của người thì người giết anh mình," và "trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu." Nghe qua thì là đơn giản nhưng nhân quả là như vậy. Tôi hy vọng thanh niên chúng ta nên ráng đi học, trong tương lai sẽ mưu cầu hạnh phúc và an ninh cho xã hội chớ không nghe theo một số điên cuồng, đầu óc hồ đồ, sống phiêu lưu không chủ định. Phải trở thành một cá nhân tốt, nếu có một người tốt thế giới lại thêm được một phần thanh tịnh. Bởi đâu mà thế giới này vẫn chưa bị hủy diệt? Vì cịn có người tốt. Người tốt chính là ánh sáng, là chánh khí, là sanh mạng, là nguồn năng lượng của thế giới. Bởi lý do thế giới hiện nay đương ở vào một vị thế tối nguy hiểm, nếu chúng ta không cải biến được cái tác phong điên cuồng của chúng ta, thế giới càng ngày càng hư hoại, tư tưởng nhân loại mỗi ngày một thiên lệch. Tôi mong mỏi rằng tất cả thanh niên chúng ta có thể kiếm ra được kim chỉ nam của đời mình chớ khơng hùa theo trào lưu mà phiêu bạt để làm kẻ tội nhân của xã hội.
Trong thời gian sáu ngày thuyết pháp, nếu tơi có nói điều gì khơng đúng, hy vọng q vị lượng tình cho. Tơi cũng hy vọng chư vị trưởng lão ở Hương Cảng, các đại đức cao tăng chỉ giáo cho. Nếu điều tơi nói là đúng, quý vị thử nghiệm coi, nếu cho rằng tơi nói sai, q vị cứ coi như khơng nghe gì hết, bởi vì tơi là kẻ bất học vơ thuật, những điều nói ra đã từng đắc tội với người khơng ít, xin lượng thứ cho. Tơi cũng mong vị cư sĩ mời tôi đến thuyết pháp, được kiện khang, gặp mọi sự cát tường, vạn sự như ý, bồ-đề tăng trưởng, sớm thành Phật đạo. Số là tôi vốn nguyện rằng: "Những ai đến tham gia pháp hội, gia đình sẽ được an lạc, họ hàng hịa mục, mọi sự hanh thơng. Người vơ bệnh thì vĩnh viễn sẽ khơng bệnh, người có bệnh nghe pháp xong thì bệnh sẽ tiêu trừ." Tơi hy vọng chư Phật và chư Bồ-tát hoàn thành nguyện lực. Tôi cũng hy vọng tất cả mọi người được mạnh khỏe, sớm thành Phật đạo.
Năm 1968, tôi ở San Francisco. Lúc đó có một số các nhà khoa học, địa chất học, các chuyên viên nghiên cứu về tương lai v.v... họ đều tiên đoán rằng đến ngày 4 tháng 4 năm 1968 sẽ xảy ra một trận động đất lớn tại San Francisco, đất sẽ chìm xuống biển, "ruộng dâu biến thành biển xanh," các cư dân tại đây sẽ có dịp về chầu Long vương dưới biển. Ðã có rất đơng bà con dọn đi đến các tiểu bang
khác. Một số đệ tử của tơi đến hỏi tơi phải làm cách nào? Hồi đó tơi nói với họ rằng: "Chỉ cần tôi ở San Francisco một ngày, tôi cũng không chịu để nơi đây xảy ra động đất." Bởi vậy từ 1968 đến nay, chưa thấy có trận động đất nào. Bảo rằng có, nhưng chỉ là động đất nho nhỏ mà thơi. Có điều tơi đã rời khỏi San Francisco, nên tôi chẳng quản tới nữa, bởi lời nguyện của tôi là "tôi đến địa phương nào, nhất định nơi đó được bình an vơ sự."
Có một lần, tơi đến Nữu-ước. Gặp đúng lúc mưa tuyết lớn, mà bắt buộc chúng tôi phải đi đến chùa Ðại Thừa. Tơi bèn nói với một người đệ tử như sau: 'Trên đường đi tôi không cho phép tuyết rơi, nếu như có chuyện tuyết rơi, tơi phải phạt anh quỳ trước Phật bốn mươi chín ngày, khơng cho ăn, không cho uống, không cho cả đại tiểu tiện," làm cho vị đệ tử này hết sức hãi sợ. Quả nhiên, trên khoảng đường lộ chúng tôi đi qua, chu vi cỡ ba dặm khơng có tuyết rơi, cịn ngồi ba đặm đó tuyết vẫn rơi đều.
Riêng tơi, đức không đủ để cảm phục người, đạo không đủ để giáo hóa người, chẳng có tư cách làm sư phụ của các vị. Nhưng nay quý vị đã quy y Tam Bảo, nhất định là phải phát nguyện thành Phật. "Phàm ai đã quy y với tơi, nếu chẳng thành Phật thì tơi cũng chẳng thành Phật," đó là lời nguyện của tơi. Q vị là đệ tử của Tam Bảo, thì ai đánh ta ta phải nhẫn, ai mắng ta ta cũng nhẫn, sư phụ của quý vị thì chẳng dám làm gì ngồi việc cúi đầu, đâu đâu cũng chịu lép vế, chớ không chiếm tiện nghi đối với người khác. Cho nên, đã là tín đồ Phật giáo, q vị chớ có gây sự phiền phức, để cho lụy dến sư phụ quý vị không thành Phật được.
---o0o---
Hằng Lai Pháp-sư
Phật giáo tại Mỹ mới bắt đầu hưng khởi, nên tại Vạn Phật Thành mỗi người trong chúng ta phải nghĩ tới trách nhiệm làm cho Phật pháp hưng thịnh. Tơi thì chun phụ trách về vật liệu xây cất. Có một hơm tơi lái chiếc xe chở hàng cũ đi hơn 160 dặm để mua dầu. Trên đường về, các thùng dầu chất đầy trên xe, tính ra hơn 150 gallons (600 lít). Chở dầu thì rất kỵ lửa, đụng lửa thì thiêu rụi hết, con đường núi mà tơi chạy xe lại rất nhỏ hẹp, gập ghềnh khó đi. Rủi lúc đó bình điện
của chiếc xe hàng cũ kỹ đột nhiên bắt lửa, lửa bắn tứ tung lên trên các thùng dầu, tiếng nổ như lựu đạn truyền tới tai tơi. Tơi quay ra sau nhìn, thì rõ là nguy hiểm vơ cùng, nếu vơ tình chạm mạnh thì nổ tung cả người và xe. Tôi vội vàng cho xe ngừng lại bên lề đường. Trong lúc đương nguy cấp, có một vị làm quản lý công viên thấy vậy tức khắc đem cho tơi một bình chữa lửa, dập được ngay chỗ cháy cho nên không dẫn tới sự kinh hoàng. Sự tình xảy ra, từ đầu đến cuối, không quá 30 giây. Tôi cảm thấy đúng là Phật và Bồ-tát đã gia hộ tránh cho tôi qua được tai nạn hiểm nghèo. Những sự tích kỳ diệu này ghi lại rất nhiều tại Vạn Phật Thành, thật là mầu nhiệm không thể nghĩ bàn!
---o0o---
Mỗ pháp-sư
Hôm nay chúng tôi tới Hương Cảng mua sắm các thứ. Xe buýt mà chúng tôi đi nhờ suýt nữa bị nạn đụng xe. Tại Vạn Phật Thành có rất nhiều người bị tai nạn xe hơi, nhưng tất cả đều may mắn, rủi hóa may. Cư sĩ Quả Châu (David Rounds) có một lần bị đụng xe, xe nát mà người an tồn, ngun nhân là ơng ta niệm chú Lăng Nghiêm. Lại có một lần cư sĩ Quả Tôn lái xe ở ngoại thành đụng phải một con nai, lúc đó ơng ấy cho rằng con nai chắc chắn phải chết, và xe thì hư hại. Có dè đâu con nai ở dưới xe, liền đứng dậy và bỏ chạy cịn xe thì vẫn chạy tốt. Ngun nhân là đương lúc đó ơng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài là vị cứu khổ cứu nạn. Tại Vạn Phật Thành, chúng ta chuyên thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát, tu pháp môn Ðại bi, và Vạn Phật Thành cũng là đại bản doanh của Ngài nữa. Tuy nhiên, không phải Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ cứu độ riêng cho một địa phương nào, mà trong khắp hư không pháp giới Quán Thế Âm Bồ Tát đều nghe tiếng kêu mà đến cứu độ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1981
---o0o---
Băng thiên tuyết địa, vô số điều tế trùng, đống tệ thả chập miên, tĩnh lý quan sát, động trung thẩm đế, long tranh hổ đấu thường du hý, quỷ khốc thần hào ảo hóa kỳ, chân thực nghĩa tuyệt ngôn, bất tư nghị, đương tiến xu, đại tiểu mẫn, nội ngoại phi, vi trần biến, pháp giới châu, hốt luân cá viên dung, hỗ tương vô ngại, song quyền đả phá hư không cái, nhất khẩu thôn tận sát hải nguyên, đại từ bi phổ độ, lưu huyết hãn, bất hưu tức.
Hôm nay tôi muốn cùng quý vị giảng bài Vũ Trụ Bạch. Tại sao gọi là Vũ trụ Bạch? "Vũ" tượng trưng cho bốn phương và hai hướng thượng và hạ. "Trụ" là bao quát từ cổ chí kim, vũ trụ hợp lại chính là thế giới, gọi bằng một tên khác. Bài này cùng với bài "Mãn Giang Hồng" của Nhạc Phi cũng na ná tương ưng với nhau. Năm xưa Nhạc Phi cùng với quân Kim đại chiến, máu nhuộm Trường-giang, do đó ơng làm bài "Mãn Giang Hồng," cịn truyền lại đến ngày nay. Còn bài "Vũ Trụ Bạch" được làm tại chùa Kim Sơn ở San Francisco. Cái vũ trụ trắng này chẳng phải chỉ riêng có giang bạch, sơng trắng, mà toàn thể vũ trụ đều là trắng cả. Sao lại nói là vũ trụ trắng vậy? Số là Kim Sơn Thánh Tự cũng giống như một cái hộp tuyết lớn, băng giá. Trong phạm vi nhỏ thì cả chùa là một tòa nhà lạnh lẽo, còn trong phạm vi lớn thì có thể nói rằng cả cái thế giới biến thành mầu trắng, khơng có một mầu đen nào, và từ đó có đề của bài này.
Năm 1972, chùa Kim Sơn từng cử hành pháp hội lần đầu, tụng Lục Ðại Minh chú. Pháp hội kéo dài liền bảy ngày đêm, có chừng hơn sáu mươi người tham gia, ngày đêm 24 giờ thay nhau niệm sáu chữ "Án ma ni bát di hồng." Mục đích để làm gì? Cầu nguyện cho hịa bình thế giới, hóa giải bớt hoặc miễn trừ tai nạn cho thế giới. Số là thời đó có tiếng đồn loan truyền rằng San Francisco sẽ bị tai nạn động đất lớn, cho nên mọi người rất là thành tâm trì tụng Lục Ðại Minh chú, cầu cho không xảy ra tai nạn, cho nên ngày đêm liên tục luân phiên niệm tụng, quyết cùng thiên ma ngoại đạo giao đấu một phen không lơ là. Tất cả đều tinh tấn vô cùng, tôi tuy không tham gia, chỉ ở đàng sau đôn đốc mọi người, nhưng tơi cảm thấy hết sức vừa lịng. Ai ai cũng tu trì một cách nghiêm túc, khơng biết mỏi mệt, tinh thần thì phấn khởi khiến cho tôi vô cùng thỏa mãn. Ðối với tôi, điều vui nhất là tất cả đều tu và điều làm tơi khơng hài lịng hơn cả là các đệ tử của tôi, nhất là giới xuất gia, không chịu dụng công, cốt làm hư dối
để che mắt. Ðây là điều tôi khinh tởm nhất, điều tôi không bao giờ tha thứ.
Bởi vậy khi kỳ pháp hội bảy ngày hồn tất, tơi viết bài "Vũ Trụ Bạch" để làm kỷ niệm, nay tôi xin mang ra giảng để quý vị nghe. Hay hoặc dở, tôi không quan tâm, mà tôi cũng không rõ, tôi chỉ biết là tôi đã viết ra, vậy thôi. Câu thứ nhất là :
Băng thiên tuyết địa -Trời băng đất tuyết: Kim Sơn Thánh Tự, tuy chẳng có tiếng tăm trên thế giới, nhưng ở đất Mỹ ai cũng biết. Kim Sơn Thánh Tự là một tòa tuyết, đất tuyết trời băng, lạnh lẽo băng giá; chẳng những chùa lạnh, người cũng lạnh. Mọi người đến chùa đều than: "-! Người ở chùa Kim Sơn quá lạnh nhạt, chẳng thấy có chút gì ấm áp cả." Cho nên, đến Kim Sơn Thánh Tự ai cũng đều thất vọng, và quả là khơng có gì để người ta hy vọng, bởi ở đây tất cả đều lạnh lùng băng giá. Cơn trùng cũng chết vì lạnh. Cho nên dùng chữ "băng" tức là lạnh. "Tuyết địa," bởi tuyết tượng trưng cho cái lạnh nhất.
Vô số điều tế trùng đống tệ -vô số con trùng nhỏ bị chết lạnh: Khơng biết là có bao nhiêu những con trùng nhỏ bị lạnh mà chết. Trùng nhỏ là kể cả các vi khuẩn trong cơ thể chúng ta, chúng sống nhờ vào các sinh tố A, B, C, nhưng tại nơi này, người ta khơng những khơng có sinh tố A, B, C mà cịn phải dụng cơng trong khơng khí lạnh lẽo, sao khơng làm cho chúng chết lạnh? Tuy nhiên, chúng không bị tận diệt, vậy mới có câu: "Thả chập miên," vừa ẩn náu ngủ. Mùa đông trời lạnh, các loại côn trùng tạm thời ẩn náu nằm yên dưới lòng đất, ngủ trong mùa đông gọi là chập miên.
Tĩnh lý quan sát -trong tĩnh lặng quan sát: Chính trong thời gian mà